Những thủ tục hành chính nào trong lĩnh vực môi trường y tế được áp dụng cơ chế một cửa quốc gia?
- Những thủ tục hành chính nào trong lĩnh vực môi trường y tế được áp dụng cơ chế một cửa quốc gia?
- Những cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực môi trường y tế?
- Cơ quan nào có trách nhiệm hướng dẫn cá nhân tham gia sử dụng dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính trong lĩnh vực môi trường y tế?
Những thủ tục hành chính nào trong lĩnh vực môi trường y tế được áp dụng cơ chế một cửa quốc gia?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Quyết định 2825/QĐ-BYT năm 2019 quy định như sau:
Áp dụng cơ chế một cửa quốc gia đối với 04 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực môi trường y tế
1. Tên thủ tục hành chính:
- Cấp giấy phép nhập khẩu chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế nhập khẩu để nghiên cứu.
- Cấp giấy phép nhập khẩu chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế nhập khẩu phục vụ mục đích viện trợ.
- Cấp giấy phép nhập khẩu chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế nhập khẩu là quà biếu, cho, tặng.
- Cấp giấy phép nhập khẩu chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế do trên thị trường không có sản phẩm và phương pháp sử dụng phù hợp.
2. Kết quả thủ tục hành chính:
Giấy phép nhập khẩu là bản điện tử có chữ ký và đóng dấu bằng chữ ký số chuyên dùng trong hệ thống chính trị do Ban Cơ yếu Chính phủ cấp cho Cục Quản lý Môi trường y tế, có giá trị pháp lý tương đương bản giấy.
Như vậy, những thủ tục hành chính trong lĩnh vực môi trường y tế được áp dụng cơ chế một cửa quốc gia bao gồm:
(1) Cấp giấy phép nhập khẩu chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế nhập khẩu để nghiên cứu.
(2) Cấp giấy phép nhập khẩu chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế nhập khẩu phục vụ mục đích viện trợ.
(3) Cấp giấy phép nhập khẩu chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế nhập khẩu là quà biếu, cho, tặng.
(4) Cấp giấy phép nhập khẩu chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế do trên thị trường không có sản phẩm và phương pháp sử dụng phù hợp.
Những thủ tục hành chính nào trong lĩnh vực môi trường y tế được áp dụng cơ chế một cửa quốc gia? (Hình từ Internet)
Những cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực môi trường y tế?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Quyết định 2825/QĐ-BYT năm 2019 quy định về địa điểm, Cơ quan thực hiện, điều kiện tham gia như sau:
Địa điểm, Cơ quan thực hiện, điều kiện tham gia
1. Địa điểm thực hiện: Trên toàn quốc.
2. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cục Quản lý Môi trường y tế và các đơn vị thuộc Bộ Y tế;
b) Tổng cục Hải quan và các Cục Hải quan trực thuộc Tổng cục Hải quan.
3. Đối tượng và điều kiện tham gia cơ chế một cửa quốc gia:
Tất cả các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của Nghị định số 91/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản quy định có liên quan.
Như vậy, các cơ quan thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực môi trường y tế bao gồm:
(1) Cục Quản lý Môi trường y tế và các đơn vị thuộc Bộ Y tế;
(2) Tổng cục Hải quan và các Cục Hải quan trực thuộc Tổng cục Hải quan.
Cơ quan nào có trách nhiệm hướng dẫn cá nhân tham gia sử dụng dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính trong lĩnh vực môi trường y tế?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quyết định 2825/QĐ-BYT năm 2019 quy định về trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Y tế như sau:
Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Y tế
1. Trách nhiệm của Cục Quản lý môi trường y tế:
a) Tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia sử dụng dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính quy định tại Khoản 1, Điều 1 Quyết định này trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
b) Phối hợp với đơn vị cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin trong việc sửa chữa, bảo hành, bảo trì, nâng cấp và phát triển hệ thống phần mềm dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với các thủ tục hành chính quy định tại Khoản 1, Điều 1 Quyết định này.
c) Đảm bảo cơ sở hạ tầng mạng, máy tính nội bộ phục vụ lãnh đạo và chuyên viên của Cục Quản lý môi trường y tế sử dụng phần mềm thực hiện xử lý hồ sơ dịch vụ công trực tuyến..
d) Thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả dịch vụ công trực tuyến bằng phương thức điện tử có chữ ký số chuyên dùng trong hệ thống chính trị do Ban Cơ yếu chính phủ cấp.
e) Thu phí và xác nhận các khoản phí đối với dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với các thủ tục hành chính nói trên.
2. Trách nhiệm của Cục Công nghệ thông tin: Đảm bảo cơ sở hạ tầng máy chủ, đường truyền Internet, an toàn, an ninh thông tin cho hệ thống.
3. Trách nhiệm của Vụ Kế hoạch - Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các Vụ/Cục, đơn vị liên quan của Bộ Y tế nghiên cứu, đề xuất cơ chế nguồn vốn phù hợp để xây dựng, quản lý, vận hành, duy trì hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 lĩnh vực môi trường y tế.
Như vậy, theo quy định thì Cục Quản lý môi trường y tế có trách nhiệm hướng dẫn cá nhân tham gia sử dụng dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính trong lĩnh vực môi trường y tế trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?