Những tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng được loại khỏi biên chế phải đảm bảo các điều kiện như thế nào?
Tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định như sau:
Tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng là tài sản nhà nước giao cho Bộ Quốc phòng quản lý, sử dụng bao gồm: Tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý theo quy định tại Điều 64 Luật quản lý, sử dụng tài sản công; Quyết định số 01/2018/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục tài sản đặc biệt; tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản đặc biệt tại các đơn vị trong Quân đội nhân dân Việt Nam; Thông tư số 318/2017/TT-BQP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Bộ Quốc phòng quy định danh mục tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý và hệ thống số, mẫu biểu theo dõi tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý trong Bộ Quốc phòng được quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này.
Tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng (Hình từ Internet)
Những tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng được loại khỏi biên chế phải đảm bảo các điều kiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định như sau:
Tài sản được loại khỏi biên chế
Loại khỏi biên chế các tài sản bảo đảm các điều kiện sau:
1. Tài sản đã sử dụng vượt quá thời gian theo chế độ quy định mà không thể tiếp tục sử dụng được.
2. Tài sản hư hỏng nặng không thể sửa chữa, phục hồi và tăng hạn tiếp tục sử dụng, hoặc sửa chữa không hiệu quả.
3. Tài sản bị mất, hủy hoại; tài sản không nằm trong quy hoạch trang bị hoặc mất tính đồng bộ, số lượng còn ít và tồn đọng lâu năm, lạc hậu không còn nhu cầu sử dụng cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.
4. Tài sản không còn nhu cầu sử dụng hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi chức năng, nhiệm vụ, tổ chức biên chế.
5. Tài sản được điều chuyển ra các cơ quan, đơn vị ngoài quân đội theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
6. Tài sản là công trình chiến đấu, công trình quốc phòng, nhà và tài sản gắn liền với đất phải tháo dỡ theo quyết định của cấp có thẩm quyền để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư, hoặc theo quy hoạch và các trường hợp khác theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng.
Như vậy những tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng được loại khỏi biên chế phải đảm bảo các điều kiện như sau:
- Tài sản đã sử dụng vượt quá thời gian theo chế độ quy định mà không thể tiếp tục sử dụng được.
- Tài sản hư hỏng nặng không thể sửa chữa, phục hồi và tăng hạn tiếp tục sử dụng, hoặc sửa chữa không hiệu quả.
- Tài sản bị mất, hủy hoại; tài sản không nằm trong quy hoạch trang bị hoặc mất tính đồng bộ, số lượng còn ít và tồn đọng lâu năm, lạc hậu không còn nhu cầu sử dụng cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.
- Tài sản không còn nhu cầu sử dụng hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi chức năng, nhiệm vụ, tổ chức biên chế.
- Tài sản được điều chuyển ra các cơ quan, đơn vị ngoài quân đội theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Tài sản là công trình chiến đấu, công trình quốc phòng, nhà và tài sản gắn liền với đất phải tháo dỡ theo quyết định của cấp có thẩm quyền để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư, hoặc theo quy hoạch và các trường hợp khác theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng.
Đề xuất loại khỏi biên chế đối với tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng sẽ có những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định như sau:
Đề xuất loại khỏi biên chế tài sản
...
2. Nội dung đề xuất loại khỏi biên chế tài sản:
a) Danh mục, chủng loại, số lượng, tình trạng kỹ thuật, cấp chất lượng, tính đồng bộ, giá trị, địa điểm cất giữ;
b) Phương thức xử lý;
c) Đơn vị tổ chức thực hiện;
d) Tiến độ, thời gian thực hiện;
đ) Dự kiến kết quả thu được.
...
Như vậy đề xuất loại khỏi biên chế đối với tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng sẽ có những nội dung sau đây:
- Danh mục, chủng loại, số lượng, tình trạng kỹ thuật, cấp chất lượng, tính đồng bộ, giá trị, địa điểm cất giữ;
- Phương thức xử lý;
- Đơn vị tổ chức thực hiện;
- Tiến độ, thời gian thực hiện;
- Dự kiến kết quả thu được.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?