Những ngành, nghề nào chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện hành?

Tôi có thắc mắc về tiếp cận thị trường mong được giải đáp. Trong lĩnh vực đầu tư, hầu hết mọi người đều sử dụng phương pháp tiếp cận thị trường để đề cập tới thương mại trong nước cũng như thương mại quốc tế. Có những ngành, nghề đã được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên cũng có những ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, những ngành, nghề nào chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài? Mong sớm được giải đáp thắc mắc.

Mục đích của việc tiếp cận thị trường là gì?

Mục đích của việc tiếp cận thị trường là để đề cập và nắm bắt khả năng của một công ty hoặc một quốc gia bán hàng hoá và dịch vụ ra thị trường nước ngoài. Tại đây, để đề cập đến thương mại trong nước cũng như thương mại quốc tế, mọi người thường sử dụng phương pháp tiếp cận thị trường. Dù tiếp cận thị trường cũng được sử dụng để đề cập đến thương mại trong nước, song, độ phổ biến nhất vẫn là thương mại quốc tế.

Đối tượng áp dụng Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường

Điều 16 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường cụ thể là:

1. Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường được áp dụng đối với:

- Nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư;

- Tổ chức kinh tế theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

(Trong Mục này các đối tượng quy định tại các điểm a và b khoản này, sau đây gọi chung là nhà đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp Nghị định này có quy định khác).

2. Đối với các hoạt động đầu tư kinh doanh thực hiện tại Việt Nam, nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được quyền lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường và thủ tục đầu tư như quy định áp dụng đối với nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường và thủ tục đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài không được thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Tiếp cận thị trường

Tiếp cận thị trường

Danh mục ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường

Có 84 ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:

- 25 ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;

- 59 ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.

Danh sách ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường

Tại Mục A Phụ lục 1 kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư 2020 quy định về 25 ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường bao gồm:

1. Kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện độc quyền nhà nước trong lĩnh vực thương mại.

2. Hoạt động báo chí và hoạt động thu thập tin tức dưới mọi hình thức.

3. Đánh bắt hoặc khai thác hải sản.

4. Dịch vụ điều tra và an ninh.

5. Các dịch vụ hành chính tư pháp, bao gồm dịch vụ giám định tư pháp, dịch vụ thừa phát lại, dịch vụ đấu giá tài sản, dịch vụ công chứng, dịch vụ của quản tài viên.

6. Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

7. Đầu tư xây dựng hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.

8. Dịch vụ thu gom rác thải trực tiếp từ các hộ gia đình.

9. Dịch vụ thăm dò ý kiến công chúng (thăm dò dư luận).

10. Dịch vụ nổ mìn.

11. Sản xuất, kinh doanh vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

12. Nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.

13. Dịch vụ bưu chính công ích.

14. Kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa.

15. Kinh doanh tạm nhập tái xuất.

16. Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối đối với các hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

17. Thu, mua, xử lý tài sản công tại các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang.

18. Sản xuất vật liệu hoặc thiết bị quân sự; kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dụng quân sự và công an, linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng;

19. Kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp và dịch vụ giám định về sở hữu trí tuệ.

20. Dịch vụ thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải, khu nước, vùng nước, luồng hàng hải công cộng và tuyến hàng hải; dịch vụ khảo sát khu nước, vùng nước, luồng hàng hải công cộng và tuyến hàng hải phục vụ công bố Thông báo hàng hải; dịch Vụ khảo sát, xây dựng và phát hành hải đồ vùng nước, cảng biển, luồng hàng hải và tuyến hàng hải; xây dựng và phát hành tài liệu, ấn phẩm an toàn hàng hải.

21. Dịch vụ điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải trong khu nước, vùng nước và luồng hàng hải công cộng; dịch vụ thông tin điện tử hàng hải.

22. Dịch vụ kiểm định (kiểm tra, thử nghiệm) và cấp Giấy chứng nhận cho các phương tiện giao thông vận tải (gồm hệ thống, tổng thành, thiết bị, linh kiện của phương tiện); dịch vụ kiểm định và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các phương tiện, thiết bị chuyên dùng, container, thiết bị đóng gói hàng nguy hiểm dùng trong giao thông vận tải; dịch vụ kiểm định và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển; dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được lắp đặt trên các phương tiện giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển; dịch vụ đăng kiểm tàu cá.

23. Dịch vụ điều tra, đánh giá và khai thác rừng tự nhiên (bao gồm khai thác gỗ và săn bắn, đánh bẫy động vật hoang dã quý hiếm, quản lý quỹ gen cây trồng, vật nuôi và vi sinh vật sử dụng trong nông nghiệp).

24. Nghiên cứu hoặc sử dụng nguồn gen giống vật nuôi mới trước khi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, đánh giá.

25. Kinh doanh dịch vụ lữ hành, trừ dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

Trên đây là quy định về Danh mục ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường và một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn về tiếp cận thị trường. Trân trọng!



Tiếp cận thị trường
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chính thức có Thông tư 32/2024/TT-BTC về Cách tiếp cận thị trường, Cách tiếp cận chi phí, Cách tiếp cận từ thu nhập ra sao?
Pháp luật
Pháp luật hiện hành quy định những ngành, nghề nào tiếp cận thị trường có điều kiện với nhà đầu tư nước ngoài?
Pháp luật
Những ngành, nghề nào chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện hành?
Pháp luật
Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài là gì? Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài để được đầu tư thành lập cơ sở giáo dục là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiếp cận thị trường
8,372 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiếp cận thị trường
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào