Những đối tượng người lao động bị giảm thời gian làm việc nào sẽ được nhận hỗ trợ từ công đoàn?

Cho tôi hỏi việc hỗ trợ cho người lao động bị giảm thời gian làm việc sẽ áp dụng cho mọi đối tượng người lao động hay chỉ áp dụng cho một số người lao động cụ thể? Người lao động nam là đoàn viên thì mức hỗ trợ được nhận từ công đoàn là bao nhiêu? Câu hỏi của anh Cảnh từ Bình Dương.

Những đối tượng người lao động bị giảm thời gian làm việc nào sẽ được nhận hỗ trợ từ công đoàn?

Những đối tượng người lao động bị giảm thời gian làm việc sẽ được nhận hỗ trợ từ công đoàn căn cứ theo Điều 5 Quy định về thực hiện chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 6696/QĐ-TLĐ năm 2023, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Quyết định 7785/QĐ-TLĐ năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 25/08/2023) như sau:

Đối tượng hỗ trợ
Đoàn viên, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 01 tháng 4 năm 2023 bị giảm thời gian làm việc, ngừng việc do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng.

Đoàn viên, người lao động quy định nêu trên chỉ được hỗ trợ khi đủ các điều kiện quy định theo Điều 6 Quy định về thực hiện chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 6696/QĐ-TLĐ năm 2023, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Quyết định 7785/QĐ-TLĐ năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 25/08/2023) như sau:

Điều kiện hỗ trợ
Đoàn viên, người lao động quy định tại Điều 5 được hỗ trợ khi đủ các điều kiện sau:
1. Bị giảm thời gian làm việc hàng ngày hoặc giảm số ngày làm việc trong tuần hoặc trong tháng (trừ trường hợp giảm thời gian làm thêm giờ) hoặc bị ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động từ 14 ngày trở lên.
2. Thu nhập (chưa trừ các khoản đóng bắt buộc hằng tháng theo quy định của pháp luật) của một tháng bất kỳ bằng hoặc thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
3. Thời gian bị giảm giờ làm việc, ngừng việc từ ngày 01 tháng 4 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023.

Trước đây, đối tượng người lao động bị giảm thời gian làm việc được nhận hỗ trợ được căn cứ theo Điều 5 Quy định về thực hiện chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 6696/QĐ-TLĐ năm 2023 như sau:

Đối tượng hỗ trợ
Đoàn viên, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp có đóng kinh phi công đoàn trước ngày 30 tháng 9 năm 2022 bị giảm thời gian làm việc, ngừng việc do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng.

Bên cạnh đó, tại Điều 6 Quy định về thực hiện chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 6696/QĐ-TLĐ năm 2023 quy định về điều kiện để người lao động được nhận hỗ trợ như sau:

Điều kiện hỗ trợ
Đoàn viên, người lao động quy định tại Điều 5 được hỗ trợ khi đủ các điều kiện sau:
1. Bị giảm thời gian làm việc hàng ngày hoặc giảm số ngày làm việc trong tuần hoặc trong tháng (trừ trường hợp giảm thời gian làm thêm giờ) hoặc bị ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động tù 14 ngày trở lên.
2. Thu nhập của một tháng bất kỳ bằng hoặc thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
3. Thời gian bị giảm giờ làm việc, ngừng việc từ ngày 01 tháng 10 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2023.

Từ các quy định trên thì đối tượng người lao động bị giảm thời gian làm việc được nhận hỗ trợ từ công đoàn là những đối tượng người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp có đóng kinh phi công đoàn trước ngày 30 tháng 9 năm 2022 bị giảm thời gian làm việc do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng.

Ngoài ra, người lao động cũng cần phải đáp ứng được một số điều kiện sau để được nhận hỗ trợ từ công đoàn:

(1) Bị giảm thời gian làm việc hàng ngày hoặc giảm số ngày làm việc trong tuần hoặc trong tháng.

(2) Thu nhập của một tháng bất kỳ bằng hoặc thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định pháp luật.

(3) Thời gian bị giảm giờ làm việc, ngừng việc từ ngày 01 tháng 10 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2023.

Lưu ý: đối với những đối tượng người lao động bị giảm thời gian làm thêm giờ) hoặc bị ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 từ 14 ngày trở lên thì sẽ không thuộc đối tượng được nhận hỗ trợ.

Những đối tượng người lao động bị giảm thời gian làm việc nào sẽ được nhận hỗ trợ từ công đoàn?

Những đối tượng người lao động bị giảm thời gian làm việc nào sẽ được nhận hỗ trợ từ công đoàn? (Hình từ Internet)

Đối tượng người lao động nam là đoàn viên bị giảm thời gian làm việc thì sẽ được hưởng mức hỗ trợ như thế nào?

Căn cứ Điều 7 Quy định về thực hiện chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 6696/QĐ-TLĐ năm 2023 quy định về mức hỗ trợ mà người lao động được nhận như sau:

Mức hỗ trợ và phương thức chi trả
1. Mức hỗ trợ
a) Người lao động là đoàn viên; người lao động không là đoàn viên nhưng là nữ từ đủ 35 tuổi trở lên, là nữ đang mang thai, người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi (chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em): 1.000.000 đồng/người.
b) Người lao động không là đoàn viên: 700.000 đồng/người.
2. Phương thức chi trả: Trả 01 lần, bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Như vậy, người lao động nam là đoàn viên bị giảm thời gian làm việc thì sẽ được nhận mức hỗ trợ là 1.000.000 đồng/người.

Người lao động sẽ được công đoàn chi trả tiền hỗ trợ trong 01 lần bằng tiền mặt hoặc sẽ được nhận thông qua hình thức chuyển khoản.

Người lao động nam là đoàn viên bị giảm thời gian làm việc cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào để được nhận hỗ trợ từ công đoàn?

Người lao động nam là đoàn viên bị giảm thời gian làm việc cần chuẩn bị hồ sơ sau đây để được nhận hỗ trợ từ công đoàn căn cứ theo Điều 8 Quy định về thực hiện chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 6696/QĐ-TLĐ năm 2023, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Quyết định 7785/QĐ-TLĐ năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 25/08/2023) như sau:

Hồ sơ đề nghị
1. Danh sách đoàn viên, người lao động bị giảm thời gian làm việc, ngừng việc do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng có xác nhận của công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy định này). Danh sách trả lương (hoặc bảng lương) có tên đoàn viên, người lao động bị giảm thời gian làm việc, ngừng việc của ít nhất một tháng liền kề trước thời điểm bắt đầu bị giảm thời gian làm việc, ngừng việc đề nghị hỗ trợ, có xác nhận của công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động.
2. Bản sao các văn bản, phương án, quyết định sắp xếp lại thời gian làm việc, sản xuất kinh doanh, giảm giờ làm việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng.
3. Trường hợp người lao động không là đoàn viên nhưng là nữ đang mang thai, người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi thì bổ sung thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai; Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em; Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền.

Trước đây, hồ sơ đề nghị hỗ trợ người lao động bị giảm thời gian làm việc căn cứ theo Điều 8 Quy định về thực hiện chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 6696/QĐ-TLĐ năm 2023 như sau:

Hồ sơ đề nghị
1. Danh sách đoàn viên, người lao động bị giảm thời gian làm việc, ngừng việc do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng có xác nhận của công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy định này).
2. Bản sao các văn bản, phương án, quyết định sắp xếp lại thời gian làm việc, sản xuất kinh doanh, giảm giờ làm việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng.
3. Trường hợp người lao động không là đoàn viên nhưng là nữ đang mang thai, người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi thì bổ sung thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai; Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em; Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền.

Theo đó, hồ sơ đề nghị hỗ trợ người lao động nàm là đoàn viên bị giảm thời gian làm việc sẽ cần một số giấy tờ sau:

(1) Danh sách đoàn viên, người lao động bị giảm thời gian làm việc, ngừng việc do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng có xác nhận của công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động (theo Mẫu số 01 Tải về tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 6696/QĐ-TLĐ năm 2023).

(2) Bản sao các văn bản, phương án, quyết định sắp xếp lại thời gian làm việc, sản xuất kinh doanh, giảm giờ làm việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng.

Người lao động Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Người lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thời gian thử việc của người lao động tối đa bao nhiêu tháng? Mức lương thử việc được tính như thế nào?
Pháp luật
Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
Pháp luật
Dựa vào đâu để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động? Có cần ban hành quy định riêng để xác định các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc không?
Pháp luật
Người lao động đi trễ về sớm vẫn được nhận nguyên lương trong những trường hợp nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Hàng hóa sức lao động là gì? Hàng hóa sức lao động mang yếu tố nào? Bóc lột sức lao động có phải là hành vi bị nghiêm cấm?
Pháp luật
Job là gì? Người lao động có được tự do lựa chọn đào tạo nghề nghiệp theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
Pháp luật
Tết Cơm mới là gì? Tết Cơm mới có phải là ngày nghỉ tết hưởng nguyên lương của người lao động là dân tộc thiểu số không?
Pháp luật
Mẫu quyết định sa thải nhân viên là mẫu nào? Tải mẫu ở đâu? Doanh nghiệp có quyền sa thải nhân viên trong trường hợp nào?
Pháp luật
Khen thưởng là gì? Mẫu đơn đề xuất khen thưởng mới nhất hiện nay? Tải mẫu đơn đề xuất khen thưởng?
Pháp luật
Hướng dẫn quy đổi mức lương theo tháng trong trường hợp trả lương theo ngày cho người sử dụng lao động?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động
3,230 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào