Những đối tượng nào làm việc trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình được hưởng chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm ở mức 2?
- Những đối tượng nào làm việc trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình được hưởng chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm ở mức 2?
- Phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với các đối tượng làm việc trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình được tính như thế nào?
- Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với các đối tượng làm việc trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình được lấy từ đâu?
Những đối tượng nào làm việc trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình được hưởng chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm ở mức 2?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 08/2010/TT-BTTTT quy định như sau:
Mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối với công chức, viên chức, người lao động làm các công việc
1. Vận hành, điều khiển, sửa chữa máy phát thanh công suất dưới 50KW, máy phát hình, máy phát sóng viba công suất dưới 5KW đặt trong hầm, nhà hầm.
2. Vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh ở trung tâm kỹ thuật phát thanh, truyền hình (Điều hòa trung tâm).
3. Vận hành, điều khiển, sửa chữa máy phát sóng FM, máy phát hình, truyền dẫn tín hiệu vệ tinh, máy phát sóng viba tại các vùng núi, biên giới, hải đảo.
4. Sửa chữa, bảo dưỡng cột anten, lắp đặt thiết bị thu phát tín hiệu, anten phát xạ trên cột anten ở độ cao 50m đến dưới 100m.
5. Vận hành, điều khiển, sửa chữa máy phát điện có công suất trên 500KVA đến dưới 1000 KVA.
6. Vận hành, sửa chữa máy phát điện có công suất từ 200 KVA đến 500 KVA ở độ cao 1000m.
7. Đo đạc, kiểm tra tần số, công suất, chất lượng máy phát thanh, máy phát hình, máy tăng âm, tiêu chuẩn các thiết bị vô tuyến điện.
8. Vận hành, điều khiển máy phát thanh số có công suất dưới 15KW, máy phát hình số công suất dưới 5KW.
Như vậy, theo quy định, những đối tượng làm việc trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình được hưởng chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm ở mức 2, hệ số 0,2 bao gồm các công chức, viên chức, người lao động làm các công việc sau đây:
(1) Vận hành, điều khiển, sửa chữa máy phát thanh công suất dưới 50KW, máy phát hình, máy phát sóng viba công suất dưới 5KW đặt trong hầm, nhà hầm.
(2) Vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh ở trung tâm kỹ thuật phát thanh, truyền hình (Điều hòa trung tâm).
(3) Vận hành, điều khiển, sửa chữa máy phát sóng FM, máy phát hình, truyền dẫn tín hiệu vệ tinh, máy phát sóng viba tại các vùng núi, biên giới, hải đảo.
(4) Sửa chữa, bảo dưỡng cột anten, lắp đặt thiết bị thu phát tín hiệu, anten phát xạ trên cột anten ở độ cao 50m đến dưới 100m.
(5) Vận hành, điều khiển, sửa chữa máy phát điện có công suất trên 500KVA đến dưới 1000 KVA.
(6) Vận hành, sửa chữa máy phát điện có công suất từ 200 KVA đến 500 KVA ở độ cao 1000m.
(7) Đo đạc, kiểm tra tần số, công suất, chất lượng máy phát thanh, máy phát hình, máy tăng âm, tiêu chuẩn các thiết bị vô tuyến điện.
(8) Vận hành, điều khiển máy phát thanh số có công suất dưới 15KW, máy phát hình số công suất dưới 5KW.
Những đối tượng nào làm việc trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình được hưởng chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm ở mức 2? (Hình từ Internet)
Phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với các đối tượng làm việc trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình được tính như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Thông tư 08/2010/TT-BTTTT quy định về cách tính và chi trả phụ cấp như sau:
Cách tính và chi trả phụ cấp
1. Trong phòng máy có nhiều máy phát công suất khác nhau thì tổng công suất các máy phát là cơ sở để tính phụ cấp.
2. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm, nếu làm việc dưới 4 tiếng trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 tiếng trở lên thì được tính cả ngày làm việc.
3. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
4. Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật phải được tổ chức cho người lao động ăn, uống tại chỗ ngay khi nghỉ giữa ca làm việc.
5. Tiền mua hiện vật bồi dưỡng được hạch toán trong chi phí thường xuyên.
Như vậy, theo quy định, phụ cấp độc hại nguy hiểm đới với các đối tượng làm việc trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm.
Nếu các đối tượng làm việc dưới 4 tiếng trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 tiếng trở lên thì được tính cả ngày làm việc.
Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với các đối tượng làm việc trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình được lấy từ đâu?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 08/2010/TT-BTTTT quy định về nguồn kinh phí chi trả như sau:
Nguồn kinh phí chi trả
1. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho các đối tượng thuộc cơ quan, đơn vị được ngân sách Nhà nước đảm bảo toàn bộ do ngân sách Nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm của cơ quan, đơn vị.
2. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho các đối tượng thuộc cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đối tượng thuộc các đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ tài chính do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ.
3. Đối với các doanh nghiệp được tính trong đơn giá tiền lương và hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông.
Như vậy, nguồn kinh phí chi trả phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với các đối tượng làm việc trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình được quy định cụ thể như sau:
(1) Đối với các đối tượng thuộc cơ quan, đơn vị được ngân sách Nhà nước đảm bảo thì phụ cấp độc hại nguy hiểm toàn bộ do ngân sách Nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm của cơ quan, đơn vị.
(2) Đối với các đối tượng thuộc cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đối tượng thuộc các đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ tài chính thì phụ cấp độc hại nguy hiểm do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ.
(3) Đối với các doanh nghiệp được tính trong đơn giá tiền lương và hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?