Những đối tượng nào không được bố trí làm thành viên đoàn kiểm tra trong thi hành án dân sự theo quy định?
Những đối tượng nào không được bố trí làm thành viên đoàn kiểm tra trong thi hành án dân sự theo quy định?
Những trường hợp không được bố trí làm thành viên đoàn kiểm tra được quy định tại Điều 6 Quy chế kiểm tra trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 196/QĐ-TCTHADS năm 2021 như sau:
Những trường hợp không được bố trí làm Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn, thành viên đoàn kiểm tra
1. Không bố trí làm Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn, thành viên đoàn kiểm tra đối với người đã từng giữ chức vụ quản lý, điều hành tại cơ quan là đối tượng được kiểm tra trong vòng 03 năm công tác liền kề với kỳ kiểm tra.
2. Không bố trí làm Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn, thành viên đoàn kiểm tra đối với người có quan hệ là bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột, anh, chị, em vợ, anh, chị, em chồng với Lãnh đạo, Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Kế toán trưởng của đối tượng được kiểm tra.
3. Không bố trí làm Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn, thành viên đoàn kiểm tra đối với người đang trong thời gian xem xét xử lý kỷ luật hoặc không đủ điều kiện phẩm chất, năng lực tham gia đoàn kiểm tra.
Như vậy, theo quy định, những đối tượng không được bố trí làm thành viên đoàn kiểm tra trong thi hành án dân sự bao gồm:
(1) Người đã từng giữ chức vụ quản lý, điều hành tại cơ quan là đối tượng được kiểm tra trong vòng 03 năm công tác liền kề với kỳ kiểm tra.
(2) Người có quan hệ là bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột, anh, chị, em vợ, anh, chị, em chồng với Lãnh đạo, Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Kế toán trưởng của đối tượng được kiểm tra.
(3) Người đang trong thời gian xem xét xử lý kỷ luật hoặc không đủ điều kiện phẩm chất, năng lực tham gia đoàn kiểm tra.
Những đối tượng nào không được bố trí làm thành viên đoàn kiểm tra trong thi hành án dân sự theo quy định? (Hình từ Internet)
Thành viên đoàn kiểm tra trong thi hành án dân sự được thay đổi trong trường hợp nào?
Trường hợp thay đổi thành viên đoàn kiểm tra được quy định tại khoản 4 Điều 10 Quy chế kiểm tra trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 196/QĐ-TCTHADS năm 2021 như sau:
Thành phần đoàn kiểm tra
...
3. Đối với hoạt động kiểm tra công vụ:
Trưởng đoàn kiểm tra công vụ tại Tổng cục Thi hành án dân sự là Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ hoặc Chánh Văn phòng Tổng cục hoặc Thủ trưởng đơn vị chuyên môn thuộc Tổng cục.
Trưởng đoàn kiểm tra công vụ tại Cục Thi hành án dân sự là Trưởng Phòng tổ chức cán bộ hoặc Chánh Văn phòng Cục hoặc Trưởng phòng chuyên môn thuộc Cục.
Trưởng đoàn kiểm tra công vụ tại Chi cục Thi hành án dân sự là Lãnh đạo Chi cục.
Số lượng thành viên đoàn kiểm tra công vụ không quá 05 người (mẫu số 01/QĐ-TCTHADS/CTHADS/CCTHADS).
4. Thay đổi Trưởng đoàn kiểm tra; thay đổi, bổ sung Phó trưởng đoàn và thành viên đoàn kiểm tra
Người ký quyết định kiểm tra quyết định thay đổi Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn và thành viên đoàn kiểm tra trong trường hợp: không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của đoàn kiểm tra hoặc có hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm Điều 5 của Quy chế trong quá trình kiểm tra hoặc theo yêu cầu công tác của cơ quan tiến hành kiểm tra hoặc vì lý do khách quan mà không thể thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.
Người ký quyết định kiểm tra quyết định bổ sung Phó Trưởng đoàn, thành viên đoàn kiểm tra trong trường hợp cần bảo đảm tiến độ, chất lượng kiểm tra hoặc để đáp ứng các yêu cầu khác phát sinh trong quá trình kiểm tra (mẫu số 03/QĐ-TCTHADS/CTHADS).
Như vậy, theo quy định, các trường hợp thay đổi thành viên đoàn kiểm tra trong thi hành án dân sự bao gồm:
(1) Không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của đoàn kiểm tra;
(2) Có hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm Điều 5 Quy chế kiểm tra trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 196/QĐ-TCTHADS năm 2021 trong quá trình kiểm tra;
(3) Theo yêu cầu công tác của cơ quan tiến hành kiểm tra hoặc vì lý do khách quan mà không thể thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.
Thành viên đoàn kiểm tra trong thi hành án dân sự có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên đoàn kiểm tra được quy định tại khoản 3 Điều 11 Quy chế kiểm tra trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 196/QĐ-TCTHADS năm 2021 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra
...
2. Phó Trưởng đoàn kiểm tra giúp Trưởng đoàn tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đoàn kiểm tra, thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền hoặc phân công của Trưởng đoàn và chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên đoàn kiểm tra:
Trong quá trình kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, báo cáo Trưởng đoàn kiểm tra về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công;
b) Kịp thời báo cáo Trưởng đoàn những vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền và đề xuất biện pháp xử lý;
c) Kiến nghị Trưởng đoàn kiểm tra áp dụng các biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Trưởng đoàn kiểm tra về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung kiểm tra đã báo cáo;
đ) Tham gia xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra, kết luận kiểm tra.
Như vậy, theo quy định, trong quá trình kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
(1) Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, báo cáo Trưởng đoàn kiểm tra về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công;
(2) Kịp thời báo cáo Trưởng đoàn những vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền và đề xuất biện pháp xử lý;
(3) Kiến nghị Trưởng đoàn kiểm tra áp dụng các biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều 11 Quy chế kiểm tra trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 196/QĐ-TCTHADS năm 2021 để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao;
(4) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Trưởng đoàn kiểm tra về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung kiểm tra đã báo cáo;
(5) Tham gia xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra, kết luận kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?