Những đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp nào được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy định pháp luật?
Những đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp nào được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy định pháp luật?
Căn cứ khoản 6 Mục I Quyết định 635/QĐ-LĐTBXH năm 2021 quy định về thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện như sau:
Thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện
...
6. Thủ tục Nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp
...
6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Các đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp gồm:
- Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục, thân thể; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động cần được bảo vệ khẩn cấp trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
- Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
- Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
* Ghi chú: TTHC được sửa đổi, bổ sung, đơn giản hóa về tên thủ tục, trình tự, cách thức, đối tượng thực hiện, thành phần hồ sơ.
Như vậy, theo quy định, những đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng bao gồm:
(1) Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục, thân thể; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động cần được bảo vệ khẩn cấp trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
(2) Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
(3) Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Những đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp nào được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 5 Mục I Quyết định 635/QĐ-LĐTBXH năm 2021 quy định về thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện như sau:
Thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện
...
6. Thủ tục Nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp
...
6.2. Cách thức thực hiện
Trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu điều kiện cho phép).
6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.
- Biên bản về vụ việc bạo hành, xâm hại đối tượng và văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe đối tượng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (nếu có).
* Số lượng: 01 bộ
6.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.
6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Đối tượng hoặc người giám hộ của đối tượng.
6.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân cấp xã; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
...
Như vậy, theo quy định thì hồ sơ đề nghị nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp gồm những nội dung sau đây:
(1) Đơn đề nghị nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.
(2) Biên bản về vụ việc bạo hành, xâm hại đối tượng và văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe đối tượng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (nếu có).
Trình tự thực hiện thủ tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp gồm những bước nào?
Căn cứ khoản 5 Mục I Quyết định 635/QĐ-LĐTBXH năm 2021 quy định về thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện như sau:
Thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện
...
6. Thủ tục Nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp
6.1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Đối tượng hoặc người giám hộ của đối tượng có đơn kèm theo biên bản về vụ việc bạo hành, xâm hại và văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội nơi trẻ em, người lang thang xin ăn không có nơi cư trú ổn định bị bạo hành, xâm hại có trách nhiệm lập hồ sơ.
- Bước 2: Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức kiểm tra, xác minh và có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Bước 3: Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định. Trường hợp không hỗ trợ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Bước 4: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đưa đối tượng và bàn giao cho tổ chức, cá nhân hoặc hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng ngay sau khi có quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
6.2. Cách thức thực hiện
Trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu điều kiện cho phép).
...
Như vậy, trình tự thực hiện thủ tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp gồm những bước sau đây:
Bước 1: Đối tượng hoặc người giám hộ của đối tượng có đơn kèm theo biên bản về vụ việc bạo hành, xâm hại và văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội nơi trẻ em, người lang thang xin ăn không có nơi cư trú ổn định bị bạo hành, xâm hại có trách nhiệm lập hồ sơ.
Bước 2: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức kiểm tra, xác minh và có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
Bước 3: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.
Trường hợp không hỗ trợ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 4: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đưa đối tượng và bàn giao cho tổ chức, cá nhân hoặc hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng ngay sau khi có quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?