Những chất nào bị cấm dùng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm? Từng loại thực phẩm cần đáp ứng điều kiện như thế nào về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm?
Những chất nào bị cấm dùng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm?
Chất cấm trong thực phẩm không được định nghĩa ở bất cứ văn bản pháp luật nào. Chất được hiểu là các hoá chất, chất kháng sinh...gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người, bị cấm sử dụng trong quá trình sản xuất thực phẩm.
Theo Điều 3 Thông tư 10/2021/TT-BYT quy định chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe, bao gồm các chất có trong các Danh mục sau:
Các loại chất
Ví dụ | Cơ sở pháp lý | |
Thuốc, nguyên liệu làm thuốc cấm nhập khẩu, cấm sản xuất | Acetic anhydride, Acetone... | Phụ lục V Nghị định số 54/2017/NĐ-CP |
Các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội | Alphacetylmethadol, Acetorphine... | Danh mục I Nghị định số 73/2018/NĐ-CP |
Các chất ma túy được dùng hạn chế trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền | Acetylmethadol, Benzenthidine... | Danh mục II Nghị định số 73/2018/NĐ-CP |
Các chất ma túy được dùng trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế, thú y theo quy định của cơ quan có thẩm quyền | Allobarbital, Buprenorphine... | Danh mục III Nghị định số 73/2018/NĐ-CP |
Các tiền chất thiết yếu, tham gia vào cấu trúc chất ma túy | Acetic anhydride, Lysergic acid... | Danh mục IVA Nghị định số 73/2018/NĐ-CP |
Dược chất gây nghiện | Cây bã thuốc, Dừa cạn, Đại kích... | Phụ lục I Nghị định số 73/2018/NĐ-CP và Thông tư số 42/2017/TT-BYT |
Thuốc độc và nguyên liệu độc làm thuốc | Abirateron, Acid valproic... | Thông tư số 06/2017/TT-BYT |
Danh mục dược liệu có độc tính nguồn gốc thực vật và động vật | Cà độc dược, Cam thảo dây, Bọ hung, Ngô công... | Phụ lục I và II Thông tư số 42/2017/TT-BYT |
Dược liệu có độc tính nguồn gốc khoáng vật (trừ các dược liệu có dấu (*) đã được chế biến theo đúng phương pháp chế biến) | Bàng sa, Duyên đơn, Duyên phấn... | Phụ lục III Thông tư số 42/2017/TT-BYT |
Các chất khác | Colchicine... | Thông tư 10/2021/TT-BYT |
Theo đó, trên đây là chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm được quy định cụ thể tại các Danh mục I, II, III, IVA Nghị định 73/2018/NĐ-CP; Phụ lục V Nghị định 54/2017/NĐ-CP; Phụ lục I, II, III Thông tư 42/2017/TT-BYT; Thông tư 06/2017/TT-BYT và Thông tư 10/2021/TT-BYT.
Đối với các chất cấm dùng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam được xây dựng theo những nguyên tắc nào?
Theo Điều 2 Thông tư 10/2021/TT-BYT quy định khi xây dựng danh mục chất cấm tại Việt Nam, cần phải đáp ứng những nguyên tắc sau:
- Bảo đảm phù hợp với các quy định của pháp luật và có cơ sở khoa học.
- Phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn quản lý an toàn thực phẩm tại Việt Nam.
- Kịp thời cập nhật, sửa đổi, bổ sung Danh mục để đáp ứng yêu cầu bảo vệ sức khỏe và yêu cầu quản lý nhà nước.
- Chất đưa vào Danh mục là chất có khả năng gây hại đến sức khỏe hoặc tính mạng người sử dụng hoặc các chất không thuộc loại dùng trong thực phẩm.
Những chất nào bị cấm dùng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm?
Từng loại thực phẩm cần đáp ứng điều kiện như thế nào về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm?
Ngoài các danh mục chất cấm, theo khoản 1 Điều 10 Luật An toàn thực phẩm 2010 còn quy định điều kiện chung về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm như sau:
“1. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.”
2. Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:
a) Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
b) Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;
c) Quy định về bảo quản thực phẩm."
Cụ thể, thực phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn về hàm lượng quy định tại các văn bản pháp luật như sau như sau:
- Giới hạn vi sinh vật gây bệnh: Thông tư 05/2012/TT-BYT;
- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: Thông tư 50/2016/TT-BYT;
- Dư lượng thuốc thú ý, Dư lượng kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm: Quyết định 46/2007/QĐ-BYT;
- Quy định về chất phụ gia thực phẩm: Thông tư 24/2019/TT-BYT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?