Đối với thực phẩm đông lạnh thì các tiêu chuẩn về kho bãi, vận chuyển phân phối, quy cách bao bì đóng gói được quy định như thế nào?

Công ty tôi muốn nhập khẩu thực phẩm để tiêu thụ trong nước thì pháp luật có quy định gì đối với thực phẩm nhập khẩu không? Đối với thực phẩm đông lạnh thì các tiêu chuẩn về kho bãi, vận chuyển phân phối hay quy cách bao bì đóng gói được quy định như thế nào?

Yêu cầu đối với thực phẩm nhập khẩu

Điều 14 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về yêu cầu đối với sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản, sản phẩm thực vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu

(1) Sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản, sản phẩm thực vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu, trừ các thực phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn, thực phẩm do tổ chức, cá nhân Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài nhưng bị trả về và các trường hợp quy định tại Điều 13 Nghị định này phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Có xuất xứ từ quốc gia, vùng lãnh thổ có hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm đáp ứng quy định của Việt Nam và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đưa vào danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ đăng ký xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, thủy sản vào Việt Nam;

- Đối với sản phẩm động vật trên cạn dùng làm thực phẩm, sản phẩm động vật thủy sản dùng làm thực phẩm: Phải được sản xuất bởi cơ sở sản xuất, kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của Việt Nam;

- Mỗi lô hàng nhập khẩu có nguồn gốc động vật, thủy sản nhập khẩu phải kèm theo giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (trừ trường hợp thủy sản do tàu cá nước ngoài thực hiện đánh bắt, chế biến trên biển bán trực tiếp cho Việt Nam).

(2) Thủ tục đăng ký quốc gia, vùng lãnh thổ và cơ sở sản xuất, kinh doanh nêu tại khoản 1 Điều này vào danh sách xuất khẩu vào Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.

(3) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan hải quan danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức, cá nhân được xuất khẩu các sản phẩm trên vào Việt Nam.

Yêu cầu đối với thực phẩm nhập khẩu

Bao gói và ghi nhãn đối với thực phẩm đông lạnh

Mục 4.5 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9771:2013 quy định về việc bao gói và ghi nhãn đối với thực phẩm đông lạnh như sau:

(1) Bao gói

Nhìn chung, việc bao gói phải:

- Bảo vệ thực phẩm khỏi bị mất nước;

- Bảo vệ thực phẩm khỏi bị nhiễm vi sinh vật và các chất nhiễm bẩn khác gây ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm;

- Bảo vệ tính chất cảm quan và các chỉ tiêu chất lượng khác của thực phẩm;

- Không cho bổ sung vào thực phẩm bất cứ một chất nào có thể ảnh hưởng đến an toàn và chất lượng của thực phẩm.

Bao gói hoặc bao gói lại thực phẩm đông lạnh nhanh phải được thực hiện sao cho khi nhiệt độ tăng, trong giới hạn cho phép của thực phẩm đông lạnh nhanh, không ảnh hưởng đến an toàn và chất lượng của sản phẩm.

(2) Ghi nhãn

Ghi nhãn thực phẩm đông lạnh nhanh bao gói sẵn phải tuân thủ các yêu cầu của TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, Amd. 7-2010 Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn và các tài liệu Codex liên quan đối với thực phẩm đông lạnh nhanh.

Tiêu chuẩn thiết kế kho đông lạnh

Mục 4.6 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9771:2013 quy định tiêu chuẩn của kho đông lạnh như sau:

Kho lạnh phải được thiết kế và vận hành nhằm duy trì nhiệt độ sản phẩm là -180C hoặc lạnh hơn với sự dao động tối thiểu (xem 3.1.3). Nhiệt độ kho lạnh có thể là một quy định chất lượng chủ yếu và/hoặc một CCP để tránh nhiệt độ tới hạn bất thường có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.

Hàng hóa phải được xếp trong kho lạnh sao cho không làm cản trở sự lưu thông của khí lạnh để tránh làm ảnh hưởng đến nhiệt độ sản phẩm.

Hàng hóa phải được luân phiên để bảo đảm sản phẩm ra khỏi kho lạnh theo trình tự "vào trước - ra trước" hoặc trong thời gian ngắn nhất. Không để trường hợp sản phẩm được bảo quản trong kho quá thời hạn sử dụng của nó.

Quy định về vận chuyển và phân phối thực phẩm đông lạnh

Mục 4.7 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9771:2013 CAC/RCP 8-1976, Rev. 3-2008 quy định vận chuyển và phân phối

Nhiệt độ sản phẩm trong quá trình vận chuyển và phân phối có thể là quy định chất lượng chủ yếu và/hoặc một CCP để tránh nhiệt độ tới hạn bất thường có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm. Vận chuyển thực phẩm đông lạnh nhanh (như từ kho lạnh đến kho lạnh) phải được thực hiện trong các thiết bị cách nhiệt phù hợp nhằm duy trì nhiệt độ sản phẩm là -180C hoặc lạnh hơn. Nhiệt độ sản phẩm phải là 180C hoặc lạnh hơn tại thời điểm bắt đầu vận chuyển.

Các khoang của xe tải hoặc công tennơ phải được làm lạnh sơ bộ trước khi xếp hàng. Phải lưu ý đến việc giám sát nhiệt độ và năng suất lạnh.

Người sử dụng xe tải hoặc côngtennơ phải bảo đảm:

- Giám sát nhiệt độ sản phẩm tại thời điểm chất hàng;

- Xếp hàng trong xe tải hoặc côngtennơ sao cho hàng được bảo vệ khỏi sự xâm nhập của nhiệt từ bên ngoài;

- Vận hành hiệu quả bộ phận cấp lạnh trong quá trình vận chuyển, gồm cả việc đặt điều chỉnh nhiệt độ;

- Có phương pháp thích hợp để dở hàng tại điểm đến (nhất là tần suất và khoảng thời gian cửa mở);

- Bảo dưỡng bộ phận cách nhiệt và hệ thống cấp lạnh;

- Làm sạch xe tải hoặc côngtennơ.

Phân phối thực phẩm đông lạnh nhanh phải được thực hiện sao cho việc nhiệt độ sản phẩm cao hơn -180C là tối thiểu trong giới hạn quy định của cơ quan chức năng và trong bất cứ trường hợp nào cũng không được để nhiệt độ sản phẩm trong bao gói cao hơn -120C để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Sau khi dỡ hàng, nhiệt độ sản phẩm phải nhanh chóng giảm xuống -180C.

Việc chất hàng lên và dở hàng ra khỏi xe tải, việc chất hàng vào hoặc dở hàng ra khỏi kho lạnh phải được thực hiện nhanh, phương pháp được sử dụng phải giảm tối đa sự tăng nhiệt độ.

Như vậy đối với thực phẩm đông lạnh phải đảm bảo các tiêu chuẩn về bao bì, kho bãi, vận chuyển để giữ cho thực phẩm luôn tươi, ngon.

Thực phẩm Tải về trọn bộ các văn bản Thực phẩm hiện hành
An toàn thực phẩm Tải về các quy định hiện hành liên quan đến An toàn thực phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm đối với cá nhân là mẫu nào theo quy định?
Pháp luật
Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia có nhiệm vụ gì trong việc tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ?
Pháp luật
Bán đồ ăn gây ngộ độc thực phẩm có thể đi tù đến 20 năm hay không? Bán đồ ăn gây ngộ độc thực phẩm được hiểu như thế nào?
Pháp luật
Giáo dục và phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm có phải là biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm hay không?
Pháp luật
Môi trường kinh doanh thực phẩm là đối tượng phải phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm đúng không?
Pháp luật
Nguyên tắc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thực hiện giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm với mục đích gì? Nội dung thực hiện giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm?
Pháp luật
Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm là gì?
Pháp luật
Thức ăn đường phố là gì? Nơi bày bán thức ăn đường phố phải đảm bảo điều kiện gì về an toàn thực phẩm?
Pháp luật
Có cần cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi kinh doanh dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thực phẩm
13,247 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thực phẩm An toàn thực phẩm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào