Những cá nhân nào được làm hội viên danh dự của Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam theo quy định?
- Những cá nhân nào được làm hội viên danh dự của Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam theo quy định?
- Hội viên danh dự của Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam có phải đóng phí gia nhập Hội không?
- Hội viên của Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam không được lấy tư cách hội viên để thực hiện những công việc gì?
Những cá nhân nào được làm hội viên danh dự của Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam theo quy định?
Hội viên danh dự của Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 10 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 156/QĐ-BNV năm 2012 như sau:
Hội viên
1. Hội viên của Hiệp hội gồm các doanh nghiệp của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cung ứng, nghiên cứu khoa học, đào tạo trong lĩnh vực dược, tự nguyện tham gia và tán thành Điều lệ của Hiệp hội, được cơ quan có thẩm quyền của Hiệp hội theo quy định tại Điều lệ chấp nhận đều có thể trở thành hội viên của Hiệp hội.
2. Hiệp hội có 3 hình thức hội viên:
a) Hội viên chính thức: Gồm các doanh nghiệp dược của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cung ứng, nghiên cứu khoa học, đào tạo trong lĩnh vực dược tán thành Điều lệ Hiệp hội, tự nguyện gia nhập Hiệp hội có thể trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội;
b) Hội viên liên kết: Gồm các doanh nghiệp liên doanh và các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cung ứng thuốc tại Việt Nam, có đóng góp cho sự phát triển của Hiệp hội, tán thành Điều lệ Hiệp hội, tự nguyện gia nhập Hiệp hội có thể trở thành hội viên liên kết của Hiệp hội;
c) Hội viên danh dự: Là những cá nhân Việt Nam có đóng góp đặc biệt vào việc thực hiện mục đích, chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội, tán thành Điều lệ Hiệp hội, tự nguyện gia nhập Hiệp hội có thể trở thành hội viên danh dự của Hiệp hội.
Như vậy, theo quy định, những cá nhân Việt Nam có đóng góp đặc biệt vào việc thực hiện mục đích, chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội, tán thành Điều lệ Hiệp hội, tự nguyện gia nhập Hiệp hội có thể trở thành hội viên danh dự của Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam.
Những cá nhân nào được làm hội viên danh dự của Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam theo quy định? (Hình từ Internet)
Hội viên danh dự của Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam có phải đóng phí gia nhập Hội không?
Hội viên danh dự của Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam được quy định tại Điều 11 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 156/QĐ-BNV năm 2012 như sau:
Nghĩa vụ của hội viên
1. Thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp, chủ trương, chính sách hiện hành của Nhà nước; Điều lệ của Hiệp hội, các nghị quyết, quyết định của Đại hội, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Thường trực, Ban Kiểm tra và các hoạt động khác theo sự phân công của Hiệp hội.
2. Đóng phí gia nhập Hiệp hội, phí hội viên theo đúng quy định của Ban Chấp hành Hiệp hội. Hội viên danh dự không phải đóng phí gia nhập và hội phí.
3. Đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để cùng thực hiện mục đích của Hiệp hội.
4. Tham dự Đại hội, các cuộc họp do Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Thường trực triệu tập hoặc mời. Trường hợp không thể dự họp được, nếu được chủ toạ cuộc họp lấy ý kiến bằng văn bản thì hội viên phải có trách nhiệm tham gia ý kiến bằng văn bản, theo một trong các hình thức: Tán thành hoặc không tán thành hoặc ý kiến khác. Trường hợp hội viên không gửi ý kiến thì coi như là tán thành.
5. Bảo vệ lợi ích chung của toàn Hiệp hội, bảo vệ uy tín ngành dược Việt Nam trên trường quốc tế.
6. Không được thực hiện các hoạt động cạnh tranh thiếu lành mạnh gây tổn thất cho các hội viên và uy tín của Hiệp hội.
7. Báo cáo với Hiệp hội các thông tin, tài liệu, ý kiến phục vụ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội, hội viên.
...
Như vậy, theo quy định thì Hội viên danh dự của Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam không phải đóng phí gia nhập và hội phí.
Hội viên của Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam không được lấy tư cách hội viên để thực hiện những công việc gì?
Nghĩa vụ của hội viên Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam được quy định tại Điều 11 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 156/QĐ-BNV năm 2012 như sau:
Nghĩa vụ của hội viên
...
6. Không được thực hiện các hoạt động cạnh tranh thiếu lành mạnh gây tổn thất cho các hội viên và uy tín của Hiệp hội.
7. Báo cáo với Hiệp hội các thông tin, tài liệu, ý kiến phục vụ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội, hội viên.
8. Tham gia góp quỹ có thời hạn, không lãi theo quyết định của Ban Chấp hành hoặc Đại hội toàn quốc với mục đích hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học, đầu tư phát triển và đào tạo theo quy định của Nhà nước.
9. Hội viên không được cho tổ chức, cá nhân không phải là hội viên lợi dụng danh nghĩa của Hiệp hội để tiến hành các hoạt động trục lợi, không vì mục đích chung của Hiệp hội và các hội viên. Không được lấy tư cách hội viên để cung cấp tài liệu, thông tin, tiết lộ bí mật cho tổ chức và cá nhân ngoài Hiệp hội gây tổn thất đối với hội viên, uy tín của Hiệp hội và lợi ích quốc gia.
10. Trường hợp hội viên ra khỏi Hiệp hội trong bất kỳ trường hợp nào thì đều phải hoàn thành các nghĩa vụ đóng hội phí tới thời điểm đó và phải gửi văn bản thông báo cho Ban Thường trực Hiệp hội nếu tự nguyện thôi làm hội viên.
Như vậy, theo quy định, Hội viên của Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam không được lấy tư cách hội viên để cung cấp tài liệu, thông tin, tiết lộ bí mật cho tổ chức và cá nhân ngoài Hiệp hội gây tổn thất đối với hội viên, uy tín của Hiệp hội và lợi ích quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?