Nhóm nghề sửa chữa trạm nguồn điện quân sự bao gồm những nghề nào? Nhóm nghề sửa chữa trạm nguồn điện quân sự có mấy bậc trình độ kỹ năng nghề?
Nhóm nghề sửa chữa trạm nguồn điện quân sự bao gồm những nghề nào?
Nhóm nghề sửa chữa trạm nguồn điện được quy định tại Điều 4 Thông tư 136/2017/TT-BQP như sau:
Danh mục các nghề
...
2. Nhóm nghề sửa chữa trạm nguồn điện, gồm 03 nghề:
a) Sửa chữa tổng thành trạm nguồn điện.
b) Sửa chữa động cơ - gầm trạm nguồn điện.
c) Sửa chữa điện trạm nguồn điện.
3. Nhóm nghề sửa chữa xe xích kéo pháo và khí tài quân sự, gồm 03 nghề:
a) Sửa chữa động cơ xe xích.
b) Sửa chữa gầm xe xích.
c) Sửa chữa điện xe xích.
4. Nhóm nghề thủ kho, nhân viên bảo quản xe - máy, gồm 05 nghề:
a) Thủ kho trang bị xe - máy.
b) Thủ kho vật tư xe - máy.
c) Bảo quản xe - máy;
...
Như vậy, theo quy định, nhóm nghề sửa chữa trạm nguồn điện quân sự bao gồm 03 nghề sau đây:
(1) Sửa chữa tổng thành trạm nguồn điện.
(2) Sửa chữa động cơ - gầm trạm nguồn điện.
(3) Sửa chữa điện trạm nguồn điện.
Nhóm nghề sửa chữa trạm nguồn điện quân sự bao gồm những nghề nào? (Hình từ Internet)
Nhóm nghề sửa chữa trạm nguồn điện quân sự có những bậc trình độ kỹ năng nghề nào?
Bậc trình độ kỹ năng nghề đối vơi nhóm nghề sửa chữa trạm nguồn điện được quy tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 136/2017/TT-BQP như sau:
Bậc trình độ kỹ năng nghề
...
e) Mộc ô tô, gồm 05 bậc:
- Bậc thấp: Từ bậc 1/5 đến bậc 4/5.
- Bậc cao là bậc 5/5.
g) Sơn ô tô, gồm 05 bậc:
- Bậc thấp: Từ bậc 1/5 đến bậc 4/5.
- Bậc cao là bậc 5/5.
2. Nhóm nghề sửa chữa trạm nguồn điện:
a) Sửa chữa tổng thành trạm nguồn điện, gồm 07 bậc:
- Bậc thấp: Từ bậc 1/7 đến bậc 4/7.
- Bậc cao: Từ bậc 5/7 đến bậc 7/7.
b) Sửa chữa động cơ - gầm trạm nguồn điện, gồm 07 bậc:
- Bậc thấp: Từ bậc 1/7 đến bậc 4/7.
- Bậc cao: Từ bậc 5/7 đến bậc 7/7.
c) Sửa chữa điện trạm nguồn điện, gồm 07 bậc:
- Bậc thấp: Từ bậc 1/7 đến bậc 4/7.
- Bậc cao: Từ bậc 5/7 đến bậc 7/7.
3. Nhóm nghề sửa chữa xe xích kéo pháo và khí tài quân sự:
a) Sửa chữa động cơ xe xích, gồm 07 bậc:
- Bậc thấp: Từ bậc 1/7 đến bậc 4/7.
- Bậc cao: Từ bậc 5/7 đến bậc 7/7.
...
Như vậy, theo quy định, các cấp bậc trình độ kỹ năng nghề đối với nghề sửa chữa trạm nguồn điện quân sự gồm có:
(1) Sửa chữa tổng thành trạm nguồn điện, gồm 07 bậc:
- Bậc thấp: Từ bậc 1/7 đến bậc 4/7.
- Bậc cao: Từ bậc 5/7 đến bậc 7/7.
(2) Sửa chữa động cơ - gầm trạm nguồn điện, gồm 07 bậc:
- Bậc thấp: Từ bậc 1/7 đến bậc 4/7.
- Bậc cao: Từ bậc 5/7 đến bậc 7/7.
(3) Sửa chữa điện trạm nguồn điện, gồm 07 bậc:
- Bậc thấp: Từ bậc 1/7 đến bậc 4/7.
- Bậc cao: Từ bậc 5/7 đến bậc 7/7.
Công nhân quốc phòng đạt trình độ kỹ năng nghề sửa chữa tổng thành trạm nguồn điện Bậc 1 cần đáp ứng tiêu chuẩn gì về kiến thức chuyên môn?
Tiêu chuẩn về kiến thức chuyên môn được quy định tại khoản 1 Điều 49 Thông tư 136/2017/TT-BQP như sau:
Bậc 1
1. Kiến thức chuyên môn
Nắm được khái niệm mặt cắt, hình cắt, đường, vết tiếp xúc, giao tuyến; quy ước dung sai lắp ghép của mối ghép lỏng, ghép chặt và mối ghép trung gian; kim loại, hợp kim, phi kim loại, ký hiệu của một số loại vật liệu thông thường như: Gang, thép; trở kháng, trở cảm, hiện tượng cảm ứng điện từ, nam châm điện, nam châm vĩnh cửu; tác dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc của ắc quy, máy phát điện 1 chiều, xoay chiều; chế độ quy định vận hành, bảo quản, niêm cất, nội dung bảo dưỡng thường xuyên ắc quy và máy phát điện 1 chiều, xoay chiều.
2. Kỹ năng thực hành
Sử dụng thành thạo các dụng cụ đồ nghề, dụng cụ đo để thực hiện vận hành, bảo quản, niêm cất, bảo dưỡng thường xuyên và một số nội dung bảo dưỡng 1 trạm nguồn điện trang bị trong Quân đội (trạm nguồn điện), kiểm tra làm sạch, bổ sung dung dịch ắc quy và kiểm tra xiết chặt các mối lắp ghép theo đúng quy định. Có khả năng tiếp thu kiến thức, rèn luyện tay nghề đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; chịu trách nhiệm một phần công việc bảo dưỡng, sửa chữa trạm nguồn điện khi có hướng dẫn của thợ bậc cao hơn.
Như vậy, theo quy định, công nhân quốc phòng đạt trình độ kỹ năng nghề sửa chữa tổng thành trạm nguồn điện Bậc 1 thì cần đáp ứng tiêu chuẩn về kiến thức chuyên môn như sau:
(1) Nắm được khái niệm mặt cắt, hình cắt, đường, vết tiếp xúc, giao tuyến;
(2) Nắm được quy ước dung sai lắp ghép của mối ghép lỏng, ghép chặt và mối ghép trung gian;
(3) Nắm được khái niệm kim loại, hợp kim, phi kim loại, ký hiệu của một số loại vật liệu thông thường như: Gang, thép;
(4) Nắm được khái niệm trở kháng, trở cảm, hiện tượng cảm ứng điện từ, nam châm điện, nam châm vĩnh cửu;
(5) Nắm được tác dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc của ắc quy, máy phát điện 1 chiều, xoay chiều;
(6) Nắm được chế độ quy định vận hành, bảo quản, niêm cất, nội dung bảo dưỡng thường xuyên ắc quy và máy phát điện 1 chiều, xoay chiều.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?