Nhóm công tác liên ngành trong đàm phán dự án BOT nhà máy nhiệt điện làm việc theo cơ chế nào? Nhóm này có nhiệm vụ như thế nào?
- Thành phần của nhóm công tác liên ngành trong đàm phán dự án BOT nhà máy nhiệt điện gồm những ai?
- Nhóm công tác liên ngành trong đàm phán dự án BOT nhà máy nhiệt điện có những nhiệm vụ nào?
- Nhóm công tác liên ngành trong đàm phán dự án BOT nhà máy nhiệt điện làm việc theo cơ chế nào?
- Chi phí hoạt động của nhóm công tác liên ngành trong đàm phán dự án BOT nhà máy nhiệt điện được lấy từ nguồn nào?
- Thời gian hoạt động của nhóm công tác liên ngành trong đàm phán dự án BOT nhà máy nhiệt điện được quy định như thế nào?
Thành phần của nhóm công tác liên ngành trong đàm phán dự án BOT nhà máy nhiệt điện gồm những ai?
Thành phần của nhóm công tác liên ngành trong đàm phán dự án BOT nhà máy nhiệt điện được quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 23/2015/TT-BCT như sau:
Nhóm công tác liên ngành
1. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày ký MOU, Tổng cục Năng lượng trình Bộ Công Thương thành lập Nhóm công tác liên ngành.
2. Thành phần của Nhóm công tác liên ngành bao gồm:
a) Trưởng nhóm và một số thành viên của Bộ Công Thương;
b) Thành viên của các Bộ, ngành bao gồm: Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi có dự án BOT NMNĐ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) (đối với dự án sử dụng than trong nước), Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) (đối với dự án sử dụng khí trong nước).
…
Như vậy, theo quy định trên thì thành phần của nhóm công tác liên ngành trong đàm phán dự án BOT nhà máy nhiệt điện gồm:
- Trưởng nhóm và một số thành viên của Bộ Công Thương;
- Thành viên của các Bộ, ngành bao gồm: Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi có dự án BOT nhà máy nhiệt điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) (đối với dự án sử dụng than trong nước), Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) (đối với dự án sử dụng khí trong nước).
Nhóm công tác liên ngành trong đàm phán dự án BOT nhà máy nhiệt điện làm việc theo cơ chế nào? (Hình từ Internet)
Nhóm công tác liên ngành trong đàm phán dự án BOT nhà máy nhiệt điện có những nhiệm vụ nào?
Nhóm công tác liên ngành trong đàm phán dự án BOT nhà máy nhiệt điện có những nhiệm vụ được quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 23/2015/TT-BCT như sau:
Nhóm công tác liên ngành
…
3. Nhiệm vụ chính của Nhóm công tác liên ngành:
a) Thống nhất kế hoạch đàm phán với Chủ đầu tư BOT;
b) Tổ chức và tham gia đàm phán Hợp đồng BOT, GGU và MOIT’s A&C;
c) Tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình đàm phán thực hiện dự án.
…
Như vậy, theo quy định trên thì nhóm công tác liên ngành trong đàm phán dự án BOT nhà máy nhiệt điện có những nhiệm vụ chính sau:
- Thống nhất kế hoạch đàm phán với Chủ đầu tư BOT;
- Tổ chức và tham gia đàm phán Hợp đồng BOT, Bảo lãnh Chính phủ và Xác nhận và Chấp thuận của Bộ Công Thương;
- Tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình đàm phán thực hiện dự án
Nhóm công tác liên ngành trong đàm phán dự án BOT nhà máy nhiệt điện làm việc theo cơ chế nào?
Nhóm công tác liên ngành trong đàm phán dự án BOT nhà máy nhiệt điện làm việc theo cơ chế được quy định tại điểm c khoản 4 Điều 10 Thông tư 23/2015/TT-BCT như sau:
Nhóm công tác liên ngành
…
4. Phân công nhiệm vụ và phương thức làm việc của Nhóm công tác liên ngành:
a) Trưởng nhóm công tác liên ngành là người chủ trì đàm phán;
b) Thành viên đại diện các Bộ, ngành và địa phương chịu trách nhiệm các nội dung liên quan đến lĩnh vực mình quản lý và hỗ trợ người chủ trì đàm phán theo chức năng nhiệm vụ được phân công;
c) Nhóm công tác liên ngành làm việc theo cơ chế kiêm nhiệm.
…
Như vậy, theo quy định trên thì nhóm công tác liên ngành trong đàm phán dự án BOT nhà máy nhiệt điện làm việc theo cơ chế kiêm nhiệm.
Chi phí hoạt động của nhóm công tác liên ngành trong đàm phán dự án BOT nhà máy nhiệt điện được lấy từ nguồn nào?
Chi phí hoạt động của nhóm công tác liên ngành trong đàm phán dự án BOT nhà máy nhiệt điện được lấy từ nguồn, theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Thông tư 23/2015/TT-BCT như sau:
Nhóm công tác liên ngành
…
5. Chi phí hoạt động:
Chi phí hoạt động của Nhóm công tác liên ngành được bố trí từ nguồn ngân sách Nhà nước.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Chi phí hoạt động của nhóm công tác liên ngành trong đàm phán dự án BOT nhà máy nhiệt điện được bố trí từ nguồn ngân sách Nhà nước.
Thời gian hoạt động của nhóm công tác liên ngành trong đàm phán dự án BOT nhà máy nhiệt điện được quy định như thế nào?
Thời gian hoạt động của nhóm công tác liên ngành trong đàm phán dự án BOT nhà máy nhiệt điện được quy định tại khoản 6 Điều 10 Thông tư 23/2015/TT-BCT như sau:
Nhóm công tác liên ngành
…
6. Thời gian hoạt động của Nhóm công tác liên ngành tùy thuộc vào yêu cầu thực hiện dự án BOT NMNĐ và do Bộ Công Thương quyết định.
Như vậy, theo quy định trên thì thời gian hoạt động của nhóm công tác liên ngành trong đàm phán dự án BOT nhà máy nhiệt điện tùy thuộc vào yêu cầu thực hiện dự án BOT nhà máy nhiệt điện. và do Bộ Công Thương quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?