Nhiệm vụ về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước của tỉnh Bình Thuận theo Kế hoạch số 4912/KH-UBND?
Nhiệm vụ về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước của tỉnh Bình Thuận theo Kế hoạch số 4912/KH-UBND?
Căn cứ theo Mục 2 Phần IV Kế hoạch 4912/KH-UBND năm 2023 thì nhiệm vụ về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước của tỉnh Bình Thuận là:
- Tiếp tục xây dựng và tổ chức thực hiện phương án sắp xếp, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập, đảm bảo đến năm 2025 giảm tối thiểu bình quân 10% số lượng đơn vị sự nghiệp công lập được giao quản lý so với năm 2021.
- Rà soát số lượng biên chế hành chính, sự nghiệp trên địa bàn tỉnh để có phương án cân đối, tinh giản phù hợp theo cơ cấu vị trí việc làm, chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc thực hiện của từng sở, ngành, địa phương. Xây dựng Kế hoạch biên chế hành chính, sự nghiệp năm 2025, đảm bảo giảm tối thiểu bình quân 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021.
- Rà soát sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện phù hợp theo hướng dẫn bộ, ngành trung ương và phân công quản lý ở địa phương. Rà soát, đảm bảo cơ cấu số lượng lãnh đạo đáp ứng tiêu chí theo quy định.
Nhiệm vụ về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước của tỉnh Bình Thuận theo Kế hoạch số 4912/KH-UBND? (hình từ internet)
Ai có nhiệm vụ chủ trì thực hiện cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước theo Kế hoạch số 4912/KH-UBND?
Căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm Kế hoạch số 4912/KH-UBND năm 2023 quy định về việc phân công thực hiện cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước của tỉnh Bình Thuận.
Theo đó, các cơ quan sau đây có nhiệm vụ chủ trì thực hiện cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước năm 2024 của tỉnh Bình Thuận:
(1) Các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh
Có nhiệm vụ tiếp tục tổ chức thực hiện Kế hoạch sắp xếp, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2022 - 2025 đảm bảo tinh gọn và thực hiện theo đúng quy định hiện hành của cơ quan, đơn vị.
(2) UBND các huyện, thị xã, thành phố
Có nhiệm vụ tiếp tục tổ chức thực hiện Kế hoạch sắp xếp, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2022 - 2025 đảm bảo tinh gọn và thực hiện theo đúng quy định hiện hành của địa phương.
(3) UBND các huyện: Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh
Có nhiệm vụ tiếp tục tổ chức thực hiện Kế hoạch rà soát, sắp xếp hệ thống điểm trường thuộc các đơn vị trường học bậc mầm non, tiểu học, trung học cơ sở bố trí nhiều điểm trường nhỏ, lẻ giai đoạn 2022 - 2025 của địa phương.
(4) Sở Nội vụ
Có nhiệm vụ thẩm định hồ sơ trình Đề án sắp xếp, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập theo đề nghị của cơ quan quản lý hoặc UBND cấp huyện.
(5) Các sở, ban,ngành, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và Sở Nội vụ
Có nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch biên chế hành chính, sự nghiệp năm 2025, đảm bảo giảm tối thiểu bình quân 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021.
(6) Các sở, cơ quan ngang sở và UBND các huyện, thị xã, thành phố
Có nhiệm vụ rà soát sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện phù hợp theo hướng dẫn Bộ, ngành Trung ương và phân công quản lý ở địa phương.
(7) Các sở, ban, ngành; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố
Có nhiệm vụ rà soát, đảm bảo cơ cấu số lượng lãnh đạo đáp ứng tiêu chí theo quy định.
Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương là cơ quan nào?
Căn cứ theo Điều 113 Hiến pháp 2023 có quy định về Hội đồng nhân dân cụ thể như sau:
Điều 113
1. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
2. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Như vậy, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
Hội đồng nhân dân đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?