Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục thực hiện giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật hiện nay là gì?
Mục tiêu giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật là gì?
Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT có định nghĩa như sau:
Giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật là phương thức giáo dục chung người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục.
Về mục tiêu giáo dục hòa nhập được quy định tại Điều 3 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT:
Mục tiêu giáo dục hòa nhập
1. Người khuyết tật được phát triển khả năng của bản thân, được hòa nhập và tăng cơ hội đóng góp cho cộng đồng.
2. Đảm bảo quyền học tập bình đẳng, chất lượng và phù hợp với đặc điểm, khả năng của người khuyết tật.
Như vậy thì:
- Người khuyết tật được phát triển khả năng của bản thân, được hòa nhập và tăng cơ hội đóng góp cho cộng đồng.
- Đảm bảo quyền học tập bình đẳng, chất lượng và phù hợp với đặc điểm, khả năng của người khuyết tật.
Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục thực hiện giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật hiện nay là gì? (Hình từ Internet)
Các nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục thực hiện giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật hiện nay là gì?
Hiện nay 09 nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục thực hiện giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật được nêu tại Điều 5 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục thực hiện giáo dục hòa nhập
1. Phát hiện, huy động và tiếp nhận người khuyết tật học tập tại cơ sở giáo dục.
2. Sắp xếp, bố trí các lớp học phù hợp với người khuyết tật; đảm bảo mỗi lớp học hòa nhập có không quá 02 (hai) người khuyết tật. Trường hợp đặc biệt, thủ trưởng cơ sở giáo dục căn cứ vào Điều kiện thực tế có thể sắp xếp, bố trí thêm người khuyết tật trong một lớp học để đảm bảo cho những người khuyết tật có nhu cầu học hòa nhập đều được đi học.
3. Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập; tư vấn, định hướng nghề nghiệp phù hợp nhu cầu và khả năng của người khuyết tật.
4. Xây dựng môi trường giáo dục hòa nhập, thân thiện, đảm bảo người khuyết tật được tôn trọng, hỗ trợ, hợp tác và được tham gia bình đẳng trong mọi hoạt động giáo dục.
5. Phối hợp với gia đình, cộng đồng, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, cơ sở giáo dục chuyên biệt thực hiện giáo dục hòa nhập.
6. Hỗ trợ thực hiện các hoạt động can thiệp sớm và phát triển kỹ năng cơ bản cho người khuyết tật để hòa nhập cộng đồng.
7. Cung cấp thông tin về giáo dục của người khuyết tật đang học hòa nhập tại cơ sở giáo dục cho hội đồng xác định mức độ khuyết tật của xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
8. Phát triển năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, nhân viên đáp ứng nhiệm vụ giáo dục hòa nhập.
9. Huy động nhân lực hỗ trợ giáo dục hòa nhập và sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước dành cho việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục hòa nhập theo quy định của pháp luật.
Giáo viên có nhiệm vụ thế nào trong việc tham gia giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật?
Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định đối với nhà giáo, giáo viên, giảng viên tham gia giáo dục hòa nhập thực hiện các nhiệm vụ theo Điều 11 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT sau đây:
- Tôn trọng và thực hiện các quyền của người khuyết tật.
- Bảo mật thông tin về tình trạng khuyết tật của cá nhân người khuyết tật và gia đình người khuyết tật.
- Phối hợp với nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật và gia đình người khuyết tật lập kế hoạch giáo dục cá nhân đối với người khuyết tật học hòa nhập; tổ chức hoạt động giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục theo kế hoạch giáo dục cá nhân của người khuyết tật.
- Phát hiện và đề xuất giải pháp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện giáo dục hòa nhập.
- Tư vấn cho người khuyết tật và gia đình người khuyết tật về dịch vụ hỗ trợ, can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập, định hướng nghề nghiệp phù hợp với khả năng và nhu cầu của người khuyết tật.
- Phối hợp với đồng nghiệp, gia đình và các tổ chức, cá nhân có liên quan để xây dựng môi trường giáo dục hòa nhập, thân thiện đối với người khuyết tật.
- Thường xuyên tự bồi dưỡng, đổi mới phương pháp, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả giáo dục hòa nhập.
Bên cạnh đó, về quyền hạn của giáo viên thì tại Điều 12 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT có nêu:
- Được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ về giáo dục hòa nhập.
- Được tham quan, học tập kinh nghiệm về giáo dục hòa nhập.
- Được khen thưởng khi có thành tích xuất sắc trong giáo dục hòa nhập.
- Được hưởng các chính sách ưu đãi trong giáo dục hòa nhập theo quy định hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?