Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách, đơn vị dự trữ quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp liên quan được quy định như thế nào?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia về dự trữ quốc gia
- Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách về dự trữ quốc gia
- Nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị dự trữ quốc gia về dự trữ quốc gia
- Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức, doanh nghiệp nhận hợp đồng thuê bảo quản về dự trữ quốc gia
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về dự trữ quốc gia
Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia về dự trữ quốc gia
Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia về dự trữ quốc gia
Theo quy định tại Điều 16 Luật Dự trữ quốc gia 2012, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia về dự trữ quốc gia gồm:
(1) Tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, Danh mục hàng dự trữ quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia và mức dự trữ từng loại hàng dự trữ quốc gia.
(2) Tổ chức chỉ đạo các đơn vị dự trữ quốc gia trực thuộc thực hiện kế hoạch dự trữ quốc gia; ký và thực hiện hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.
Hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia được lập thành văn bản và có các nội dung chính quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 172/2013/TT-BTC sau đây:
- Căn cứ pháp lý;
- Chủ thể của Hợp đồng;
- Danh mục, chủng loại mặt hàng; số lượng; giá trị hàng dự trữ quốc gia thuê bảo quản;
- Tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa; địa điểm để hàng; thời gian bảo quản, thời gian xuất luân phiên đổi hàng và hao hụt trong bảo quản (theo định mức);
- Các điều kiện bảo đảm về kho chứa, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác quản lý bảo quản;
- Chi phí thuê bảo quản; hồ sơ và phương thức thanh toán;
- Trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của mỗi bên trong việc thực hiện hợp đồng bảo quản;
- Quy định về kiểm tra, kiểm soát;
- Giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng và một số quy định khác do hai bên thỏa thuận.
Căn cứ để ký Hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 172/2013/TT-BTC, gồm:
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về giao chỉ tiêu kế hoạch dự trữ quốc gia trong năm kế hoạch; số lượng hàng dự trữ quốc gia tồn kho đầu năm;
- Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước cho bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia (nếu có). Định mức kinh tế - kỹ thuật về nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia (nếu có) hoặc tổng dự toán phí nhập, xuất, bảo quản được phê duyệt;
- Quyết định của Thủ trưởng bộ, ngành về giao kế hoạch nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia cho đơn vị;
- Quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu thuê bảo quản của Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia;
(3) Báo cáo công tác quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia gửi Bộ Tài chính tổng hợp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách về dự trữ quốc gia
Theo quy định tại Điều 17 Dự trữ quốc gia 2012, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách về dự trữ quốc gia gồm:
(1) Tham mưu để Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia; trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(2) Tham mưu để Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
(3) Kiểm tra việc nhập, xuất, mua, bán, bảo quản, sử dụng hàng dự trữ quốc gia theo quy định của Luật này.
(4) Tham mưu giúp Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia; tổng hợp, báo cáo về hoạt động dự trữ quốc gia để Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ.
5. Trình Bộ Tài chính quyết định kinh phí quản lý, bảo quản cho các đơn vị bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
Nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị dự trữ quốc gia về dự trữ quốc gia
Theo quy định tại Điều 18 Dự trữ quốc gia 2012, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị dự trữ quốc gia về dự trữ quốc gia gồm:
(1) Trực tiếp bảo quản, bảo vệ hàng dự trữ quốc gia bảo đảm đủ số lượng, đúng chất lượng, chủng loại và tại các địa điểm theo đúng yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
(2) Bảo đảm đáp ứng kịp thời yêu cầu huy động và sử dụng hàng dự trữ quốc gia trong mọi tình huống.
(3) Nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
(4) Tổ chức theo dõi việc nhập, xuất, mua, bán, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức, doanh nghiệp nhận hợp đồng thuê bảo quản về dự trữ quốc gia
Theo quy định tại Điều 19 Dự trữ quốc gia 2012, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức, doanh nghiệp nhận hợp đồng thuê bảo quản về dự trữ quốc gia gồm:
nhiệm vụ, quyền hạn của
(1) Trực tiếp bảo quản hàng dự trữ quốc gia bảo đảm đủ số lượng, đúng chất lượng, chủng loại và tại các địa điểm theo đúng hợp đồng đã ký.
(2) Thực hiện nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia kịp thời theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
(3) Thực hiện luân chuyển, hoán đổi hàng dự trữ quốc gia cũ, mới phải cùng chủng loại, số lượng và chất lượng theo quy định của pháp luật.
(4) Thực hiện báo cáo việc nhập, xuất, tồn kho hàng dự trữ quốc gia cho cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách và bộ, ngành thuê bảo quản.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về dự trữ quốc gia
Theo quy định tại Điều 20 Dự trữ quốc gia 2012, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về dự trữ quốc gia gồm:
(1) Tuyên truyền, phổ biến, thực hiện chính sách, pháp luật về dự trữ quốc gia.
(2) Chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý dự trữ quốc gia trên địa bàn thực hiện nhiệm vụ nhập, xuất, mua, bán, bảo quản, vận chuyển hàng dự trữ quốc gia, bảo đảm an toàn, bí mật các hoạt động dự trữ quốc gia tại địa phương.
(3) Có trách nhiệm bố trí đất xây dựng kho dự trữ quốc gia theo quy hoạch hệ thống kho dự trữ quốc gia được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trên đây là nhiệm vụ và quyền hạn của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách, đơn vị dự trữ quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp nhận hợp đồng thuê bảo quản và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định của pháp luật hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?