Nhiệm vụ phòng ngừa thiên tai của các đơn vị, doanh nghiệp bảo trì đường thủy nội địa khu vực quy định như thế nào và nhiệm vụ của các doanh nghiệp vận tải và khai thác cảng, bến thủy nội địa?

Tôi muốn biết về nhiệm vụ phòng ngừa thiên tai của các đơn vị, doanh nghiệp bảo trì đường thủy nội địa khu vực quy định như thế nào và nhiệm vụ của các doanh nghiệp vận tải và khai thác cảng, bến thủy nội địa. Mong được giải đáp, xin cảm ơn!

Nhiệm vụ phòng ngừa thiên tai của các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai giao thông đường thủy nội địa

Căn cứ Điều 10 Thông tư 12/2018/TT-BGTVT quy định như sau:

- Chi cục đường thủy nội địa khu vực, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với tuyến đường thủy nội địa quốc gia được giao quản lý) có nhiệm vụ:

a) Tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án cho công tác phòng, chống thiên tai theo quy định;

b) Phối hợp với đơn vị thực hiện nhiệm vụ bảo dưỡng thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ thuật của luồng chạy tàu, báo hiệu dẫn luồng, các công trình chỉnh trị đường thủy nội địa, các khu vực neo đậu tàu thuyền tránh thiên tai trong phạm vi quản lý;

c) Lập danh Mục các công trình xung yếu chịu ảnh hưởng của thiên tai để có kế hoạch chủ động phòng, chống thiên tai;

d) Kịp thời công bố thông báo luồng chạy tàu và những vấn đề liên quan đến an toàn giao thông đường thủy nội địa do ảnh hưởng của thiên tai theo quy định;

đ) Thông báo các vị trí tránh thiên tai, điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên đường thủy nội địa cho địa phương, Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực và các tổ chức, cá nhân có phương tiện hoạt động trong khu vực;

e) Phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan liên quan trong công tác phòng, chống thiên tai, giải quyết sự cố, ách tắc giao thông đường thủy nội địa;

g) Thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo trong công tác phòng, chống thiên tai theo quy định;

h) Thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, các khu vực tránh thiên tai trong phạm vi quản lý theo quy định; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, đặc biệt trong giai đoạn mùa mưa, lũ.

- Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực

a) Chủ trì phối hợp, đôn đốc các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp trong phạm vi quản lý thực hiện nghiêm yêu cầu về phòng, chống thiên tai;

b) Tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án cho công tác phòng, chống thiên tai theo quy định;

c) Thiết lập và thông báo các khu vực neo đậu, sẵn sàng phương án huy động các phương tiện tham gia công tác phòng, chống thiên tai;

d) Kịp thời tổ chức sơ tán phương tiện đến khu neo đậu an toàn trước khi thiên tai đổ bộ vào khu vực;

đ) Không cấp phép cho phương tiện rời cảng, bến khi không đảm bảo an toàn; yêu cầu thuyền trưởng, người lái phương tiện hoặc chủ phương tiện phải có biện pháp khẩn cấp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và hàng hóa;

e) Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo đối với công tác phòng, chống thiên tai trong phạm vi quản lý.

Nhiệm vụ phòng ngừa thiên tai của các đơn vị, doanh nghiệp bảo trì đường thủy nội địa khu vực

Nhiệm vụ phòng ngừa thiên tai của các đơn vị, doanh nghiệp bảo trì đường thủy nội địa khu vực

Nhiệm vụ phòng ngừa thiên tai của các đơn vị, doanh nghiệp bảo trì đường thủy nội địa khu vực

Theo Điều 11 Thông tư 12/2018/TT-BGTVT quy định:

- Triển khai xây dựng nhiệm vụ phòng, chống thiên tai của đơn vị; thực hiện chỉ đạo của cơ quan, đơn vị quản lý, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai giao thông đường thủy nội địa, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp bộ, ngành, địa phương.

- Lập kế hoạch công tác phòng, chống thiên tai; kế hoạch duy tu, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa đã được giao nhiệm vụ.

- Có phương án phù hợp đối với từng hạng Mục công trình khi tổ chức thi công xây dựng, duy tu, sửa chữa trước, trong và sau mùa lũ, bão.

- Kiểm tra, có phương án Điều chỉnh, chằng buộc, thu hồi báo hiệu; chằng, chống nhà cửa, neo đậu phương tiện vào vị trí an toàn, sẵn sàng ứng phó thiên tai.

- Phối hợp với cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này và các doanh nghiệp khai thác cảng, bến thủy nội địa hướng dẫn phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa vào vị trí neo đậu an toàn.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thông tin, tuyên truyền phòng, chống thiên tai, hướng dẫn người, phương tiện sơ tán đến vị trí an toàn trước khi thiên tai xảy ra.

- Chuẩn bị đầy đủ nhiên liệu, vật tư, trang thiết bị dự phòng, phương tiện, nhất là phương tiện Điều tiết hướng dẫn đảm bảo giao thông, chống va trôi phục vụ nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và khôi phục các báo hiệu đường thủy nội địa bị ảnh hưởng, thiệt hại do thiên tai gây ra.

Nhiệm vụ của các doanh nghiệp vận tải và khai thác cảng, bến thủy nội địa

Căn cứ Điều 12 Thông tư 12/2018/TT-BGTVT quy định như sau:

- Lập phương án phòng, chống thiên tai phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Khi có thiên tai xảy ra phải thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị quản lý, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai giao thông đường thủy nội địa, kiểm tra, đôn đốc yêu cầu thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện neo đậu vào các địa điểm an toàn.

- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan, đơn vị quản lý, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai giao thông đường thủy nội địa, đơn vị, doanh nghiệp bảo trì đường thủy nội địa và chính quyền địa phương trong việc xây dựng và triển khai phương án sơ tán các phương tiện thủy đang hoạt động trên đường thủy nội địa, trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa tới khu neo, đậu tránh thiên tai.

- Thực hiện yêu cầu của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị quản lý, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai giao thông đường thủy nội địa về việc Điều động phương tiện lai dắt có đủ năng lực tham gia phòng, chống thiên tai và giải quyết sự cố trên đường thủy nội địa và trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa.

- Chấp hành yêu cầu về gia cố, neo buộc phương tiện, cần cẩu trên cầu tàu theo quy định; lắp đặt đầy đủ hệ thống đệm va của cầu tàu; áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm chống tác động xấu của thiên tai đối với kết cấu cầu cảng và sự bồi lắng bùn cát trong vùng nước của cảng, bến thủy nội địa.

- Tuân thủ nghiêm các quy định về bảo vệ hệ thống thiết bị điện phục vụ cho hoạt động của cảng, bến thủy nội địa.

- Có phương án bảo vệ an toàn đối với hệ thống kho, bãi, nhà xưởng; hệ thống thoát nước trong cảng bảo đảm thoát nhanh, tránh ngập, úng; có phương án phòng, chống cháy, nổ đối với các kho chứa hàng dễ cháy, nổ.

- Các phương tiện vận tải cơ giới, thiết bị nâng hàng phải được tập kết đúng nơi quy định.

Nhiệm vụ phòng ngừa thiên tai đối với các cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy

Căn cứ Điều 13 Thông tư 12/2018/TT-BGTVT quy định:

- Các phương tiện khi neo, đậu tại cầu tàu của nhà máy, xí nghiệp phải được neo, buộc chắc chắn hoặc Điều động sơ tán phương tiện đến nơi neo đậu an toàn khi có thiên tai xảy ra theo yêu cầu Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị quản lý, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai giao thông đường thủy nội địa.

- Đối với các cần trục chân đế, cầu trục ở trên cầu tàu phải đưa về vị trí an toàn, khóa chốt hãm chống thiên tai tại chân đế.

- Đối với âu tàu, ụ nổi

a) Gia cường, cố định các máy móc, thiết bị, phương tiện đang được sửa chữa trong âu tàu, ụ nổi. Có biện pháp che đậy, đóng nắp hầm hàng tránh nước mưa tràn vào và cố định chắc chắn phương tiện vào các cột bích ở hai bên thành âu tàu, ụ nổi;

b) Hạ các cần cẩu về vị trí ổn định nhất, bắt chặt vào các giá đỡ cần. Cần cẩu chân đế phải đưa về vị trí an toàn, khóa các chốt hãm an toàn tại chân đế;

c) Đóng cửa ngăn kín nước hầm bơm với âu tàu, duy trì chạy bơm hút khô trong âu tàu. Bố trí trực máy bơm nước trong thời gian thiên tai xảy ra;

d) Khi có thiên tai, ụ nổi được đánh chìm ở mức tối đa theo quy định kỹ thuật bảo đảm an toàn và cố định tại các trụ bê tông bằng dây cáp và xích với các cột bích.

- Phương tiện khi sửa chữa trên triền, đà phải được tăng cường đế kê, chằng buộc chắc chắn giữa hệ thống xe với phương tiện và mặt triền, đà, các chi tiết chưa hoàn thiện phải được đính, hàn hoặc buộc chắc chắn. Thu dọn các thiết bị, dụng cụ máy móc về nơi quy định và có biện pháp che đậy chống thiên tai gây ra.

Phòng ngừa thiên tai
Giao thông đường thủy nội địa TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có bao nhiêu trường hợp hạn chế giao thông trên đường thủy nội địa? Sở Giao thông vận tải có thẩm quyền công bố hạn chế giao thông không?
Pháp luật
Cứu nạn đường thủy nội địa là gì? Thuyền trưởng phát hiện người, phương tiện bị nạn trên đường thủy nội địa phải làm gì?
Pháp luật
Cứu hộ giao thông đường thủy nội địa là gì? Thuyền trưởng có được buộc tàu của mình vào tàu chở khách khi cứu hộ không?
Pháp luật
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản trong giao thông đường thủy được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Người vi phạm giao thông đường thủy cố tình không ký vào biên bản thì tiến hành xử lý như thế nào?
Pháp luật
Thẩm quyền ban hành kế hoạch kiểm soát, tuần tra đường thủy hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trường hợp người vi phạm đường thủy không ký được biên bản thì có được điểm chỉ thay thế ký biên bản không?
Pháp luật
Khi lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đường thủy xong cán bộ có phải đọc lại biên bản cho người vi phạm nghe không?
Pháp luật
Cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông đường thủy yêu cầu nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính qua Cổng Dịch vụ công quốc gia thì thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Người vi phạm giao thông đường thủy được đề nghị xem thông tin, hình ảnh, kết quả thu thập được về hành vi vi phạm không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng ngừa thiên tai
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,088 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng ngừa thiên tai Giao thông đường thủy nội địa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng ngừa thiên tai Xem toàn bộ văn bản về Giao thông đường thủy nội địa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào