Nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo là gì? Thời gian để thực hiện một nhiệm vụ tối đa là bao lâu?

Xin cho hỏi: Nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo là gì? Thời gian để thực hiện một nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ tối đa là bao lâu? - Câu hỏi của Việt (TP. HCM)

Nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo là gì?

hợp tác quốc tế song phương cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo

Nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo là gì? (Hình từ Internet)

Theo khoản 1 Điều 2 Quy định quản lý nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 56/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:

1. Nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương là nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu với đối tác nước ngoài nhằm giải quyết vấn đề khoa học có tính hệ thống, được thực hiện theo một hoặc nhiều giai đoạn.

Theo đó, nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo là nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu với đối tác nước ngoài nhằm giải quyết vấn đề khoa học có tính hệ thống, được thực hiện theo một hoặc nhiều giai đoạn.

Mục tiêu của nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ được quy định thế nào?

Theo Điều 3 Quy định quản lý nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 56/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:

Mục tiêu của nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương
1. Tạo điều kiện cho các nhóm nghiên cứu tiếp cận nhanh với các vấn đề khoa học mới đang được tiến hành nghiên cứu ở nước ngoài, rút ngắn thời gian nghiên cứu, giải quyết vấn đề nghiên cứu một cách có hệ thống để tạo ra các sản phẩm khoa học và công nghệ phục vụ phát triển giáo dục – đào tạo, phát triển kinh tế, xã hội và quốc phòng – an ninh.
2. Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực nghiên cứu của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên và cán bộ quản lý trên cơ sở tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác nước ngoài về kinh nghiệm, tri thức và môi trường làm việc.
Hình thành và phát triển các nhóm nghiên cứu tiềm năng.

Căn cứ trên quy định mục tiêu của nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:

- Tạo điều kiện cho các nhóm nghiên cứu tiếp cận nhanh với các vấn đề khoa học mới đang được tiến hành nghiên cứu ở nước ngoài, rút ngắn thời gian nghiên cứu, giải quyết vấn đề nghiên cứu một cách có hệ thống để tạo ra các sản phẩm khoa học và công nghệ phục vụ phát triển giáo dục – đào tạo, phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng – an ninh.

- Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực nghiên cứu của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên và cán bộ quản lý trên cơ sở tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác nước ngoài về kinh nghiệm, tri thức và môi trường làm việc.

Hình thành và phát triển các nhóm nghiên cứu tiềm năng.

Nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được hình thành dựa trên những căn cứ nào?

Theo Điều 5 Quy định quản lý nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 56/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:

Căn cứ hình thành nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương
1. Chiến lược phát triển ngành giáo dục, chiến lược phát triển khoa học và công nghệ, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
2. Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu trong từng giai đoạn của ngành và của quốc gia.
3. Yêu cầu thực tiễn phát triển ngành giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
4. Các cam kết, thỏa thuận giữa cơ quan, tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam với các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài về việc thực hiện hợp tác nghiên cứu chung.

Theo đó, nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương cấp Bộ được hình thành dựa trên những căn cứ sau đây:

- Chiến lược phát triển ngành giáo dục, chiến lược phát triển khoa học và công nghệ, chiến lược phát triển kinh tế xã hội.

- Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu trong từng giai đoạn của ngành và của quốc gia.

- Yêu cầu thực tiễn phát triển ngành giáo dục và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

- Các cam kết, thỏa thuận giữa cơ quan, tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam với các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài về việc thực hiện hợp tác nghiên cứu chung.

Thời gian thực hiện một nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo tối đa là bao lâu?

Theo khoản 4 Điều 4 Quy định quản lý nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 56/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:

Yêu cầu của nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương
1. Là nhiệm vụ khoa học và công nghệ quan trọng, cấp thiết mà Việt Nam cần tranh thủ thế mạnh và kinh nghiệm của nước ngoài để giải quyết.
2. Có cam kết của đối tác nước ngoài trong việc dành kinh phí cho công tác phối hợp nghiên cứu, hỗ trợ công tác đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ và công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín.
3. Có một chủ nhiệm, một thư ký khoa học và có không quá 10 thành viên tham gia nghiên cứu.
4. Thời gian tối đa để thực hiện một nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương là 6 năm.

Căn cứ quy định trên thì thời gian để thực hiện một nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương cấp Bộ tối đa là 06 năm.

Hợp tác quốc tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nội dung hợp tác quốc tế về thể thao được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hợp tác quốc tế về biên phòng bao gồm những nội dung gì? Hợp tác quốc tế về biên phòng gồm những hình thức nào?
Pháp luật
Có phải hợp tác quốc tế là một trong những nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân?
Pháp luật
03 nguyên tắc trong hợp tác quốc tế về đo đạc và bản đồ? Trách nhiệm chủ trì, phối hợp hoạt động hợp tác quốc tế về đo đạc và bản đồ thuộc về cơ quan nào?
Pháp luật
Hợp tác quốc tế về hoạt động khí tượng thủy văn được thực hiện theo nguyên tắc nào? Bao gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Việc hợp tác quốc tế trong hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Việc lấy ý kiến đối với hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Việc chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Chính thức có Nghị định 26/2024/NĐ-CP hướng dẫn hợp tác quản lý quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp như thế nào?
Pháp luật
Nhà nước có những chính sách trong hợp tác quốc tế như thế nào đối với hoạt động khí tượng thủy văn?
Pháp luật
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là gì? Việt Nam gia nhập APEC vào thời gian nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp tác quốc tế
1,426 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp tác quốc tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp tác quốc tế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào