Nhật ký địa chất về khoáng sản được quy định như thế nào? Bản đồ lộ trình khảo sát địa chất về khoáng sản có bắt buộc gồm chữ ký của người thành lập hay không?

Xin cho hỏi: Bản đồ lộ trình khảo sát địa chất về khoáng sản có bắt buộc gồm chữ ký của người thành lập hay không? Bản đồ tài liệu thực tế địa chất về khoáng sản bao gồm những nội dung gì? - Câu hỏi của anh Minh (TP. HCM)

Nhật ký địa chất về khoáng sản được quy định như thế nào?

nhat-ky-dia-chat-ve-khoang-san

Nhật ký địa chất về khoáng sản được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Theo Điều 7 Thông tư 43/2016/TT-BTNMT quy định nhật ký địa chất về khoáng sản như sau:

- Nhật ký địa chất được thành lập cho từng dạng công việc hoặc một vài dạng công việc khi được tiến hành đồng thời trên một lộ trình hoặc một tuyến công trình.

- Các điểm lộ, điểm quan sát phải có tọa độ; trên đất liền phải mô tả đặc điểm địa hình, địa vật đặc trưng dễ nhận biết.

- Mô tả quy mô vết lộ; đặc điểm, dấu hiệu địa chất đặc trưng; tên các loại mẫu đã lấy; các thông tin tương ứng được thu thập theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này.

- Các hình vẽ vết lộ trong nhật ký phải có phương vị, kích thước, chỉ dẫn các ký hiệu, chữ viết tắt, vị trí lấy mẫu các loại.

- Các ảnh chụp vết lộ cần được ghi đầy đủ trong nhật ký gồm phương vị ảnh và các thông tin liên quan.

- Đối với lộ trình khảo sát địa chất trên đất liền, giữa các điểm khảo sát phải được mô tả liên tục.

- Sau một vài lộ trình, tuyến khảo sát phải có tổng hợp, nhận xét về đặc điểm địa chất, khoáng sản.

- Quy cách nhật ký phải thống nhất trong mỗi đề án, nhiệm vụ. Trang bên phải nhật ký được sử dụng để mô tả địa chất; trang trái thể hiện các bản vẽ, ký hiệu các mẫu đã lấy và kết quả phân tích mẫu, các kết quả khảo sát bổ sung. Hình thức nhật ký được quy định tại Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

- Phiếu điều tra, khảo sát sử dụng như đối với nhật ký, thay thế cho nhật ký trong trường hợp có yêu cầu riêng. Nội dung phiếu phải có đủ các thông tin xác định đặc điểm của đối tượng địa chất cần điều tra, khảo sát.

Bản đồ lộ trình khảo sát địa chất về khoáng sản có bắt buộc gồm chữ ký của người thành lập hay không?

Theo Điều 8 Thông tư 43/2016/TT-BTNMT quy định như sau:

Bản đồ lộ trình
1. Bản đồ lộ trình do một tổ, nhóm khảo sát độc lập thành lập.
2. Nội dung thể hiện:
a) Các lộ trình, tuyến khảo sát kèm theo vị trí các điểm khảo sát, các loại mẫu đã lấy;
b) Kết quả thu thập ban đầu: các ranh giới địa chất, các đặc điểm đặc trưng khác về địa chất, khoáng sản nhận biết được tại thực địa;
c) Chỉ dẫn, ký hiệu khác theo quy định và các ký hiệu riêng.
3. Bản đồ lộ trình phải ghi đầy đủ tên đơn vị hoặc tên đề án (dự án, nhiệm vụ), năm thành lập, tên và chữ ký của người thành lập.

Theo đó, căn cứ trên quy định bản đồ lộ trình khảo sát địa chất về khoáng sản do một tổ, nhóm khảo sát độc lập thành lập.

- Nội dung thể hiện:

+ Các lộ trình, tuyến khảo sát kèm theo vị trí các điểm khảo sát, các loại mẫu đã lấy;

+ Kết quả thu thập ban đầu: các ranh giới địa chất, các đặc điểm đặc trưng khác về địa chất, khoáng sản nhận biết được tại thực địa;

+ Chỉ dẫn, ký hiệu khác theo quy định và các ký hiệu riêng.

- Bản đồ lộ trình phải ghi đầy đủ tên đơn vị hoặc tên đề án (dự án, nhiệm vụ), năm thành lập, tên và chữ ký của người thành lập.

Như vậy, bản đồ lộ trình khảo sát địa chất về khoáng sản phải có tên và chữ ký của người thành lập.

Bản đồ tài liệu thực tế địa chất về khoáng sản bao gồm những nội dung gì?

Theo Điều 9 Thông tư 43/2016/TT-BTNMT quy định như sau:

Bản đồ tài liệu thực tế
1. Bản đồ tài liệu thực tế là tổng hợp các dạng công tác thực địa của các tổ, nhóm trong một thời gian nhất định hoặc trong toàn bộ quá trình thi công.
2. Bản đồ tài liệu thực tế được thành lập riêng cho từng dạng hoặc nhóm các dạng công việc (trắc địa, địa chất, địa vật lý, khai đào, lấy mẫu địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình và các chuyên môn khác có liên quan).
3. Nội dung bản đồ tài liệu thực tế theo quy định tại khoản 3.1, Điều 3, Mục 4 của QCVN 49:2012/BTNMT ban hành kèm theo Thông tư số 23/2012/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền”.

Theo đó, căn cứ quy định trên thì bản đồ tài liệu thực tế là tổng hợp các dạng công tác thực địa của các tổ, nhóm trong một thời gian nhất định hoặc trong toàn bộ quá trình thi công.

- Bản đồ tài liệu thực tế được thành lập riêng cho từng dạng hoặc nhóm các dạng công việc (trắc địa, địa chất, địa vật lý, khai đào, lấy mẫu địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình và các chuyên môn khác có liên quan).

- Nội dung bản đồ tài liệu thực tế theo quy định tại khoản 3.1 Điều 3 Mục 4 Phần II Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 49:2012/BTNMT ban hành kèm theo Thông tư 23/2012/TT-BTNMT, cụ thể:

Mục 4. SẢN PHẨM LẬP BĐĐCKS-50
...
3. Nội dung các bản đồ
3.1. Bản đồ tài liệu thực tế thể hiện các nội dung sau:
3.1.1. Các hành trình địa chất, mặt cắt chi tiết, điểm khảo sát địa chất tại các vết lộ địa chất tự nhiên và nhân tạo đã được mô tả hoặc sử dụng tài liệu; các ký hiệu của loại đá chủ yếu hoặc đặc trưng đã mô tả tại các điểm khảo sát hoặc dọc lộ trình; ranh giới giữa các phân vị địa chất, tập, tướng đá, tổ hợp đá, đới đá biến đổi; các biểu hiện đứt gẫy, dập vỡ.
3.1.2. Ranh giới các khu vực điều tra khoáng sản chi tiết, số hiệu và tên gọi của chúng; các diện tích đã được điều tra, thăm dò trước đó.
3.1.3. Các tuyến, điểm và khu vực công tác địa vật lý và địa hóa (nếu không lập các bản đồ riêng), số hiệu của chúng và các phương pháp áp dụng.
3.1.4. Nơi lấy và phân tích các loại mẫu địa chất.
3.1.5. Nơi tìm thấy các di tích hóa thạch động vật, thực vật, bào tử phấn hoa, di chỉ khảo cổ.
3.1.6. Ranh giới và số hiệu của các tư liệu viễn thám sử dụng trong báo cáo.
Trên bản đồ phải phân biệt rõ các tài liệu thực tế do đề án thu thập với tài liệu của các công trình điều tra đã hoàn thành trước đó.
....

Như vậy, bản đồ tài liệu thực tế thể hiện các nội dung sau:

- Các hành trình địa chất, mặt cắt chi tiết, điểm khảo sát địa chất tại các vết lộ địa chất tự nhiên và nhân tạo đã được mô tả hoặc sử dụng tài liệu; các ký hiệu của loại đá chủ yếu hoặc đặc trưng đã mô tả tại các điểm khảo sát hoặc dọc lộ trình; ranh giới giữa các phân vị địa chất, tập, tướng đá, tổ hợp đá, đới đá biến đổi; các biểu hiện đứt gẫy, dập vỡ.

- Ranh giới các khu vực điều tra khoáng sản chi tiết, số hiệu và tên gọi của chúng; các diện tích đã được điều tra, thăm dò trước đó.

- Các tuyến, điểm và khu vực công tác địa vật lý và địa hóa (nếu không lập các bản đồ riêng), số hiệu của chúng và các phương pháp áp dụng.

- Nơi lấy và phân tích các loại mẫu địa chất.

- Nơi tìm thấy các di tích hóa thạch động vật, thực vật, bào tử phấn hoa, di chỉ khảo cổ.

- Ranh giới và số hiệu của các tư liệu viễn thám sử dụng trong báo cáo.

Trên bản đồ phải phân biệt rõ các tài liệu thực tế do đề án thu thập với tài liệu của các công trình điều tra đã hoàn thành trước đó.

Khảo sát địa chất về khoáng sản
Thăm dò khoáng sản Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thăm dò khoáng sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Không nộp báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Từ 6/1/2025, đánh giá khoáng sản đất hiếm gồm những nội dung gì? Nội dung thăm dò khoáng sản đất hiếm ra sao?
Pháp luật
Trình tự, tỷ lệ điều tra, đánh giá tài nguyên và thăm dò khoáng sản đất hiếm từ ngày 06/1/2025 như thế nào?
Pháp luật
Thông tư 21/2024 về kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên và thăm dò khoáng sản đất hiếm từ 6/1/2025 như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức thực hiện thăm dò khoáng sản mà không có Giấy phép thăm dò khoáng sản thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức thăm dò khoáng sản độc hại không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khi thăm dò thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Mức phạt đối với hành vi không khắc phục hậu quả do thăm dò khoáng sản độc hại gây ô nhiễm môi trường theo quy định mới nhất hiện nay là bao nhiêu?
Pháp luật
Tổ chức thăm dò khoáng sản có phải báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản cho cơ quan nhà nước hay không? Nếu không nộp báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản thì có bị xử phạt gì không?
Pháp luật
Tổ chức thăm dò khoáng sản thay đổi khối lượng thăm dò thì có phải báo cáo với cơ quan nhà nước không? Nếu tự ý thay đổi khối lượng thăm dò khoáng sản thì có bị xử phạt không?
Pháp luật
Sau khi gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản thì doanh nghiệp phải trả lại bao nhiêu diện tích khu vực thăm dò khoáng sản đã được cấp?
Pháp luật
Tự ý chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản mà chưa được cơ quan quản lý nhà nước chấp thuận thì có bị xử phạt gì không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khảo sát địa chất về khoáng sản
2,222 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khảo sát địa chất về khoáng sản Thăm dò khoáng sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khảo sát địa chất về khoáng sản Xem toàn bộ văn bản về Thăm dò khoáng sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào