Nhập khẩu trái phép loài thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam thì có bị buộc tái xuất không?
- Nhập khẩu trái phép loài thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam thì có bị buộc tái xuất không?
- Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt người nhập khẩu trái phép loài thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người nhập khẩu trái phép loài thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam là bao lâu?
Nhập khẩu trái phép loài thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam thì có bị buộc tái xuất không?
Theo quy định tại khoản 3, khoản 5 Điều 42 Nghị định 42/2019/NĐ-CP về vi phạm quy định về nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh đối với thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản như sau:
Vi phạm quy định về nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh đối với thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản
...
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu trái phép loài thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tái xuất loài thủy sản hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng trường hợp đáp ứng đủ điều kiện chuyển đổi hoặc tiêu hủy trong trường hợp không thể tái xuất hoặc chuyển mục đích sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền trong hoạt động thủy sản như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền trong hoạt động thủy sản
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân trong lĩnh vực thủy sản là 1.000.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 40 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức bằng hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Theo quy định trên, người nhập khẩu trái phép loài thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng, đối với tổ chức thì bị phạt từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.
Đồng thời người vi phạm còn bị buộc tái xuất loài thủy sản hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng trường hợp đáp ứng đủ điều kiện chuyển đổi.
Hoặc tiêu hủy trong trường hợp không thể tái xuất hoặc chuyển mục đích sử dụng đối với hành vi vi phạm.
Nhập khẩu trái phép loài thủy sản (Hình từ Internet)
Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt người nhập khẩu trái phép loài thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam không?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 54 Nghị định 42/2019/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt
...
7. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường:
a) Đội trưởng Đội Quản lý thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 12; Điều 13; khoản 1 Điều 14; khoản 3 Điều 19; các điểm a, b, c khoản 1 Điều 41 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
b) Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh và Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 11; khoản 1 Điều 14; khoản 2 Điều 15; khoản 1 Điều 18; khoản 3 Điều 19 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
c) Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 11; khoản 1 Điều 14; khoản 2 và khoản 3 Điều 15; Điều 18; khoản 3 Điều 19; Điều 32; Điều 41; Điều 42 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này.
...
Theo đó, dựa trên phân định thẩm quyền xử phạt thì Đội trưởng Đội Quản lý thị trường không có thẩm quyền xử phạt người nhập khẩu trái phép loài thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người nhập khẩu trái phép loài thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam là bao lâu?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là một năm; trừ các trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu tàu cá, giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hai năm.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người nhập khẩu trái phép loài thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?