Nhập khẩu động vật mắc bệnh có vi phạm pháp luật không? Điều kiện để được nhập khẩu động vật là gì?
Nhập khẩu động vật mắc bệnh có vi phạm pháp luật không?
Theo Điều 13 Luật Thú y 2015 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm như sau;
Những hành vi bị nghiêm cấm
...
9. Tiêu hủy không đúng quy định hoặc không tiêu hủy động vật mắc bệnh, chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc diện phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
10. Mua bán, tự ý tẩy xóa, sửa chữa các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ trong lĩnh vực thú y.
11. Đánh tráo hoặc làm thay đổi số lượng động vật, sản phẩm động vật đã được kiểm dịch.
12. Trốn tránh việc kiểm dịch; vận chuyển động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch mà không có Giấy chứng nhận kiểm dịch, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
13. Nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật từ quốc gia, vùng lãnh thổ đang có dịch bệnh nguy hiểm trên loài động vật mẫn cảm với bệnh dịch đó.
14. Nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật, mẫu bệnh phẩm không được phép của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
15. Nhập khẩu, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thuộc diện cấm nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, nhập khẩu động vật mắc bệnh vào Việt Nam từ các quốc gia đang có dịch bệnh là hành vi bị cấm, vi phạm pháp luật.
Nhập khẩu động vật mắc bệnh có vi phạm pháp luật không? (hình từ internet)
Điều kiện để được nhập khẩu động vật vào Việt Nam là gì?
Theo Điều 44 Luật Thú y 2015 quy định về yêu cầu đối với động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu như sau:
Yêu cầu đối với động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu
1. Đối với động vật:
a) Khỏe mạnh; xuất phát từ vùng, cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc không có bệnh nguy hiểm theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới và Việt Nam;
b) Có Giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y của Việt Nam.
2. Đối với sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm:
a) Có nguồn gốc từ động vật đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Có Giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y của Việt Nam;
c) Được giết mổ, sơ chế, chế biến tại cơ sở sản xuất đã đăng ký xuất khẩu vào Việt Nam.
3. Đối với sản phẩm động vật không dùng làm thực phẩm:
a) Được lấy từ động vật quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Có Giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y của Việt Nam;
c) Trường hợp sử dụng để sản xuất con giống thì phải có nguồn gốc từ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc không có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới và Việt Nam.
4. Trong trường hợp cần thiết, Cục Thú y giám sát quá trình cách ly kiểm dịch; kiểm tra, đánh giá hệ thống quản lý, giám sát dịch bệnh động vật, vệ sinh thú y tại nước xuất khẩu.
Như vậy, điều kiện để được nhập khẩu động vật vào Việt Nam là:
- Khỏe mạnh; xuất phát từ vùng, cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc không có bệnh nguy hiểm theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới và Việt Nam;
- Có Giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y của Việt Nam.
Mức xử phạt đối với hành vi nhập khẩu động vật mắc bệnh vào Việt Nam?
Theo Điều 15 Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu như sau:
Vi phạm quy định chung về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu
...
7. Phạt tiền từ 10% đến 15% trị giá lô hàng nhưng không vượt quá 50 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhập khẩu sản phẩm động vật tồn dư các chất độc hại, nhiễm vi sinh vật vượt quá mức giới hạn cho phép;
b) Nhập khẩu sản phẩm động vật chưa làm sạch lông, da, móng và các tạp chất khác không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y về cảm quan.
8. Phạt tiền từ 20% đến 25% trị giá lô hàng nhưng không vượt quá 50 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhập khẩu động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;
b) Nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ quốc gia, vùng lãnh thổ mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch.
c) Nhập khẩu sản phẩm động vật bị biến đổi về màu sắc, mùi vị, tạp nhiễm côn trùng, chảy nước không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.
...
Như vậy nếu nhập khẩu động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20% đến 25% trị giá lô hàng nhưng không vượt quá 50 triệu đồng.
Buộc tái xuất hoặc tiêu huỷ động vật, sản phẩm động vật, bệnh phẩm theo quy định tại điểm e khoản 11 Điều 15 Nghị định 90/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm đ khoản 6 Điều 2 Nghị định 04/2020/NĐ-CP.
Lưu ý, mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân, nếu tổ chức có hành vi vi phạm nêu trên thì mức phạt tiền sẽ bằng 2 lần cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?