Nhân viên thông tin vô tuyến trên Tàu biển Việt Nam khi trực ca có nhiệm vụ ra sao? Sỹ quan thông tin vô tuyến có phải trực ca hay không?
Nhân viên thông tin vô tuyến trên Tàu biển Việt Nam khi trực ca có nhiệm vụ ra sao?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 39 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định nhân viên thông tin vô tuyến trên Tàu biển Việt Nam khi trực ca có các nhiệm vụ như sau:
(1) Bảo đảm việc thông tin liên lạc giữa tàu mình với các tàu khác và với các đài vô tuyến trên bờ. Thu nhận các thông tin, tín hiệu cấp cứu, thông báo hàng hải và bản tin dự báo thời tiết;
(2) Khi nhận ca phải nắm vững trạng thái hoạt động của các thiết bị vô tuyến điện, nhất là các máy tự động thu phát tín hiệu cấp cứu;
(3) Thực hiện việc thu nhận thông tin liên lạc phù hợp với quy tắc thông tin vô tuyến hàng hải quốc tế;
(4) Khi nhận được tín hiệu cấp cứu, phải báo ngay cho sỹ quan boong trực ca và sĩ quan thông tin vô tuyến; đồng thời, thực hiện lệnh của thuyền trưởng phù hợp với quy tắc thông tin vô tuyến hàng hải quốc tế;
(5) Chỉ phát đi những tín hiệu báo động, tín hiệu cấp cứu khẩn cấp khi có lệnh của thuyền trưởng hoặc của người được thuyền trưởng ủy quyền;
(6) Chấp hành đúng quy định trên làn sóng báo tai nạn, cấp cứu khi gọi hoặc trả lời các đài khác. Trong thời gian liên lạc thông tin không được phép nói chuyện hoặc làm việc riêng;
(7) Phải chấp hành đúng quy định sử dụng các làn sóng do các đài ven biến hoặc đài kiểm tra yêu cầu;
(8) Mỗi ngày ít nhất một lần phải kiểm tra để hiệu chỉnh giờ ở buồng vô tuyến và buồng lái với các đài báo giờ;
(9) Không được rời khỏi vị trí trực ca hoặc làm việc riêng trong khi trực ca. Nghiêm cấm việc cho người hoặc các thuyền viên không có nhiệm vụ vào buồng vô tuyến. Nhân viên thông tin vô tuyến chỉ có thể rời vị trí ca trực khi được thuyền trưởng hoặc sỹ quan thông tin vô tuyến chấp thuận;
(10) Mọi điện tín chuyển đi đều phải có sự chấp thuận của thuyền trưởng;
(11) Nếu đài phát trên tàu có công suất lớn hoặc việc liên lạc có thuận lợi hơn thì phải tương trợ, giúp đỡ các đài khác khi đài đó yêu cầu;
(12) Phải giữ bí mật tuyệt đối các điện tín, nội dung giao dịch vô tuyến. Chỉ có thuyền trưởng mới được quyền kiểm tra nội dung của các bức điện;
(13) Phải báo cho sỹ quan thông tin vô tuyến những hư hỏng hoặc sự làm việc không bình thường của các thiết bị thông tin vô tuyến; đồng thời, phải nhanh chóng tìm mọi biện pháp khắc phục, sửa chữa;
(14) Ít nhất 01 giờ trước khi giao ca phải kiểm tra hoạt động của các thiết bị thông tin vô tuyến và ghi kết quả kiểm tra vào nhật ký trực ca thông tin vô tuyến;
(15) Ghi nhật ký thông tin vô tuyến; kiểm tra và đánh dấu vào danh mục kiểm tra.
Nhân viên thông tin vô tuyến trên Tàu biển Việt Nam khi trực ca có nhiệm vụ ra sao? (Hình từ Internet)
Mỗi ca trực của nhân viên thông tin vô tuyến trên Tàu biển Việt Nam kéo dài bao lâu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 31 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định về thời gian trực ca trên tàu biển Việt Nam như sau:
Trực ca của thuyền viên
...
2. Trực ca là nhiệm vụ của thuyền viên và phải được duy trì một cách thích hợp, hiệu quả để đảm bảo an toàn, an ninh và phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Ca trực của mỗi thuyền viên được chia thành ca biển và ca bờ:
a) Thời gian trực ca biển là 04 giờ và mỗi ngày trực 02 ca cách nhau 08 giờ; trường hợp có thay đổi múi giờ thì thời gian trực ca biển do thuyền trưởng quyết định;
b) Thời gian trực ca bờ do thuyền trưởng quy định, căn cứ vào điều kiện cụ thể khi tàu neo đậu.
...
Trên tàu biển Việt Nam thì ca trực của mỗi thuyền viên được chia thành ca biển và ca bờ, trong đó:
- Thời gian trực ca biển là 04 giờ.
- Thời gian trực ca bờ do thuyền trưởng quy định, căn cứ vào điều kiện cụ thể khi tàu neo đậu.
Sỹ quan thông tin vô tuyến trên tàu biển Việt Nam có phải trực ca hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 39 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT có quy định:
Nhiệm vụ của nhân viên thông tin vô tuyến trực ca
1. Nhân viên thông tin vô tuyến trực ca chịu sự chỉ huy trực tiếp của sỹ quan thông tin vô tuyến và trực ca theo chế độ thông tin vô tuyến hàng hải. Nếu trên tàu định biên số nhân viên thông tin vô tuyến không đủ thì sỹ quan thông tin vô tuyến phải trực ca. Trường hợp trên tàu không bố trí chức danh nhân viên thông tin vô tuyến thì sỹ quan thông tin vô tuyến đảm nhiệm trực ca.
Theo đó thì sỹ quan thông tin vô tuyến trên tàu biển Việt Nam sẽ phải trực ca trong 02 trường hợp sau:
- Trên tàu định biên số nhân viên thông tin vô tuyến không đủ thì sỹ quan thông tin vô tuyến phải trực ca.
- Trường hợp trên tàu không bố trí chức danh nhân viên thông tin vô tuyến thì sỹ quan thông tin vô tuyến đảm nhiệm trực ca.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?