Nhân viên kê khai gian dối để trục lợi tài sản công ty thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội danh nào?
- Nhân viên kê khai gian dối để trục lợi tài sản công ty thì có thể bị truy cứu theo tội danh nào?
- Nhân viên kê khai gian dối để trục lợi tài sản công ty bị truy cứu trách nhiệm hình sự đã tự nguyện bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả thì có được giảm nhẹ không?
- Nhân viên kê khai gian dối để trục lợi tài sản công ty bị truy cứu trách nhiệm hình sự đang mang thai thì có được hoãn chấp hành hình phạt tù không?
Nhân viên kê khai gian dối để trục lợi tài sản công ty thì có thể bị truy cứu theo tội danh nào?
Theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
...
Có thể thấy để áp dụng vào tội danh "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" thì cần có phát sinh giao dịch và người vi phạm dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc cố tình không trả khi có khả năng hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Do đó, trường hợp của anh không phù hợp để áp dụng quy định này.
Đối với tội tham ô tài sản thì tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 có nêu:
Tội tham ô tài sản
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
...
Theo đó, để áp dụng tội danh này thì cần xác định nhân viên đó có phải là người có "chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý" hay không. Do đó, nếu khoản tiền chiếm đoạt trên do nhân viên quản lý mà nhân viên chiếm đoạt thì mới có thể áp dụng tội tham ô tài sản.
Ngoài ra, nếu chỉ là một nhân viên bình thường, kê khai sai thông tin để yêu cầu công ty thanh toán thì anh có thể tham khảo thêm tội danh tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, điểm a khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
...
Theo đó, hành vi kê khai gian dối để trục lợi tài sản công ty có thể bị truy cứu theo tội danh trên.
Nhân viên kê khai gian dối để trục lợi tài sản công ty (Hình từ Internet)
Nhân viên kê khai gian dối để trục lợi tài sản công ty bị truy cứu trách nhiệm hình sự đã tự nguyện bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả thì có được giảm nhẹ không?
Thì theo điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
...
Như vậy, nhân viên kê khai gian dối để trục lợi tài sản công ty bị truy cứu trách nhiệm hình sự đã tự nguyện bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả thì có thể được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Nhân viên kê khai gian dối để trục lợi tài sản công ty bị truy cứu trách nhiệm hình sự đang mang thai thì có được hoãn chấp hành hình phạt tù không?
Nhân viên kê khai gian dối để trục lợi tài sản công ty bị truy cứu trách nhiệm hình sự đang mang thai thì có được hoãn chấp hành hình phạt tù không, thì theo Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Hoãn chấp hành hình phạt tù
1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.
2. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.
Theo đó, nhân viên kê khai gian dối để trục lợi tài sản công ty bị truy cứu trách nhiệm hình sự đang mang thai thì sẽ được hoãn chấp hành hình phạt tù.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?