Nhân viên hàng không đã được xóa án tích trong vụ án hình sự thì người sử dụng lao động có được bố trí cho họ vào làm việc không?
Nhân viên hàng không đã được xóa án tích trong vụ án hình sự thì người sử dụng lao động có được bố trí cho họ vào làm việc không?
Bố trí làm việc đối với nhân viên hàng không đã được xóa án tích trong vụ án hình sự được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 23/2023/TT-BGTVT như sau:
Chế độ lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không
1. Nhân viên hàng không được áp dụng chế độ lao động đặc thù theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về hàng không dân dụng.
2. Người sử dụng lao động không được bố trí người lao động là nhân viên hàng không vi phạm kỷ luật lao động hoặc chấp hành xong các hình phạt trong vụ án hình sự vào làm việc tại các chức danh nhân viên hàng không trong thời hạn 05 năm kể từ các thời điểm sau đây:
a) Kể từ khi có quyết định xử lý kỷ luật lao động có hiệu lực đối với các trường hợp vi phạm quy định tại điểm a, đ, e, g khoản 2 Điều 5 Thông tư này;
b) Kể từ khi được xóa án tích trong vụ án hình sự.
Như vậy, theo quy định, người sử dụng lao động chỉ có thể bố trí nhân viên hàng không đã được xóa án tích trong vụ án hình sự vào làm việc tại các chức danh nhân viên hàng không sau thời hạn 5 năm kể từ khi được xóa án tích.
Nhân viên hàng không đã được xóa án tích trong vụ án hình sự thì người sử dụng lao động có được bố trí cho họ vào làm việc không? (Hình từ Internet)
Nhân viên hàng không tự ý bỏ vị trí làm việc thì có bị tạm đình chỉ công việc không?
Trường hợp nhân viên hàng không bị tạm đình chỉ công việc được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 23/2023/TT-BGTVT như sau:
Xử lý kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không
1. Người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không có hành vi vi phạm kỷ luật lao động đặc thù.
2. Nhân viên hàng không bị tạm đình chỉ ngay công việc trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm các quy định, nội quy lao động gây sự cố, tai nạn, uy hiếp an toàn, an ninh hàng không;
b) Bị điều tra, khởi tố trong các vụ án hình sự;
c) Tự ý bỏ vị trí làm việc;
d) Uống rượu, bia trong giờ làm việc hoặc có nồng độ cồn trong máu, hơi thở trong khi thực hiện nhiệm vụ;
đ) Trộm cắp, chiếm đoạt trái phép tài sản của tổ chức, cá nhân;
e) Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa;
g) Sử dụng hoặc có kết quả dương tính đối với các chất ma túy hoặc chất kích thích không được phép sử dụng khác theo quy định;
h) Đánh bạc, gây rối, làm mất an ninh, trật tự tại nơi làm việc.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp nhân viên hàng không tự ý bỏ vị trí làm việc thì có thể bị tạm đình chỉ ngay công việc.
Trình tự tạm đình chỉ công việc đối với nhân viên hàng không được thực hiện thế nào?
Trình tự tạm đình chỉ công việc đối với nhân viên hàng không được quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 23/2023/TT-BGTVT như sau:
Xử lý kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không
...
e) Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa;
g) Sử dụng hoặc có kết quả dương tính đối với các chất ma túy hoặc chất kích thích không được phép sử dụng khác theo quy định;
h) Đánh bạc, gây rối, làm mất an ninh, trật tự tại nơi làm việc.
3. Việc tạm đình chỉ ngay được người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền thực hiện bằng lời nói tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm nêu tại khoản 2 Điều này. Trong thời hạn 48 giờ kể từ khi tạm đình chỉ bằng lời nói, người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền phải ban hành quyết định tạm đình chỉ, trong đó xác định rõ thời hạn tạm đình chỉ. Thời hạn tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động và được tính kể từ thời điểm thực hiện bằng lời nói.
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Tạm đình chỉ công việc
1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.
2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
...
Như vậy, trình tự tạm đình chỉ công việc đối với nhân viên hàng không được thực hiện như sau:
- Người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền thực hiện việc tạm đình chỉ ngay công việc đối với nhân viên hàng không bằng lời nói tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
- Trong thời hạn 48 giờ kể từ khi tạm đình chỉ bằng lời nói, người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền phải ban hành quyết định tạm đình chỉ, trong đó xác định rõ thời hạn tạm đình chỉ.
- Thời hạn tạm đình chỉ công việc tối đa là 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?