Chức danh nhân viên hàng không nào khi vi phạm thì có thể áp dụng chế độ kỷ luật lao động đặc thù? Chế độ này gồm những hình thức kỷ luật nào?
Chức danh nhân viên hàng không nào khi vi phạm thì có thể áp dụng chế độ kỷ luật lao động đặc thù?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 46/2013/TT-BGTVT như sau:
Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Các chức danh nhân viên hàng không, bao gồm:
a) Thành viên tổ lái;
b) Giáo viên huấn luyện bay;
c) Tiếp viên hàng không;
d) Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay;
đ) Nhân viên không lưu;
e) Nhân viên thông báo tin tức hàng không;
g) Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không;
h) Nhân viên khí tượng hàng không;
i) Nhân viên điều độ, khai thác bay;
k) Nhân viên thiết kế phương thức bay hàng không dân dụng;
l) Nhân viên tìm kiếm, cứu nạn hàng không;
m) Nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay;
n) Nhân viên an ninh hàng không;
o) Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay.
2. Người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc áp dụng chế độ kỷ luật lao động đặc thù đối với các chức danh nhân viên hàng không quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, các chức danh nhân viên hàng không sau đây mà vi phạm thì có thể áp dụng chế độ kỷ luật lao động đặc thù:
+ Thành viên tổ lái;
+ Giáo viên huấn luyện bay;
+ Tiếp viên hàng không;
+ Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay;
+ Nhân viên không lưu;
+ Nhân viên thông báo tin tức hàng không;
+ Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không;
+ Nhân viên khí tượng hàng không;
+ Nhân viên điều độ, khai thác bay;
+ Nhân viên thiết kế phương thức bay hàng không dân dụng;
+ Nhân viên tìm kiếm, cứu nạn hàng không;
+ Nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay;
+ Nhân viên an ninh hàng không;
+ Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay.
Chức danh nhân viên hàng không (Hình từ Internet)
Chế độ kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng sẽ có những hình thức nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 46/2013/TT-BGTVT như sau:
Chế độ kỷ luật lao động đặc thù
1. Tạm đình chỉ ngay công việc của nhân viên hàng không đang đảm nhiệm khi xảy ra hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
2. Không sử dụng làm việc tại các vị trí chức danh nhân viên hàng không đối với nhân viên hàng không vi phạm quy định tại Điều 6 Thông tư này.
3. Chế độ kỷ luật lao động đặc thù theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này không thay thế các hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với nhân viên hàng không theo quy định của Bộ luật Lao động.
Theo đó, có thể thấy rằng chế độ kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không như sau:
- Tạm đình chỉ ngay công việc của nhân viên hàng không đang đảm nhiệm khi xảy ra hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
- Không sử dụng làm việc tại các vị trí chức danh nhân viên hàng không đối với nhân viên hàng không vi phạm quy định tại Điều 6 Thông tư này.
- Chế độ kỷ luật lao động đặc thù theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này không thay thế các hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với nhân viên hàng không theo quy định của Bộ luật Lao động.
Như vậy, chế độ kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không sẽ có hai hình thức là tạm đình chỉ ngay công việc và không sử dụng làm việc tại các vị trí chức danh nhân viên hàng không vi phạm.
Ai có thẩm quyền áp dụng chế độ kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không khi vi phạm?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 46/2013/TT-BGTVT như sau:
Thẩm quyền áp dụng chế độ kỷ luật lao động đặc thù
Người sử dụng hoặc người được ủy quyền sử dụng nhân viên hàng không có quyền áp dụng chế độ kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không khi vi phạm.
Như vậy, người sử dụng hoặc người được ủy quyền sử dụng nhân viên hàng không có quyền áp dụng chế độ kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không khi vi phạm.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản đồ tất cả tỉnh xã sáp nhập: bản đồ hiện trạng và bản đồ phương án sáp nhập tỉnh xã theo Tờ trình 624 so với Nghị quyết 35?
- Kết luận của Bộ Chính trị về sáp nhập 63 tỉnh, sáp nhập xã 2025: 06 tiêu chí sáp nhập tỉnh xã được thống nhất theo Tờ trình 624?
- Sau sáp nhập: Việc phân cấp địa phương các cấp được quy định thế nào? Trách nhiệm của cơ quan phân cấp?
- 5 Bài văn miêu tả một cây ở sân trường đã gắn bó với em và bạn bè? Tả cây trong sân trường em lớp 4?
- Sáp nhập tỉnh được thực hiện theo những nguyên tắc nào? Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện phân cấp cho cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính nào?