Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu bao gồm những chức danh nào? Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu cần đáp ứng những điều kiện nào?
Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu bao gồm những chức danh nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 35 Luật Đường sắt 2017 quy định nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu như sau:
Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu
1. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu bao gồm các chức danh sau đây:
a) Trưởng tàu;
b) Lái tàu, phụ lái tàu;
c) Nhân viên điều độ chạy tàu tuyến, điều độ chạy tàu ga;
d) Trực ban chạy tàu ga;
đ) Trưởng dồn;
e) Nhân viên gác ghi;
g) Nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe;
h) Nhân viên tuần đường, cầu, hầm, gác hầm;
i) Nhân viên gác đường ngang, cầu chung;
k) Các chức danh nhân viên khác phù hợp với từng loại hình đường sắt.
...
Đối chiếu quy định trên, nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu bao gồm các chức danh sau đây:
- Trưởng tàu;
- Lái tàu, phụ lái tàu;
- Nhân viên điều độ chạy tàu tuyến, điều độ chạy tàu ga;
- Trực ban chạy tàu ga;
- Trưởng dồn;
- Nhân viên gác ghi;
- Nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe;
- Nhân viên tuần đường, cầu, hầm, gác hầm;
- Nhân viên gác đường ngang, cầu chung;
- Các chức danh nhân viên khác phù hợp với từng loại hình đường sắt.
Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu bao gồm những chức danh nào? (Hình từ Internet)
Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu cần đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Luật Đường sắt 2017 quy định nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu như sau:
Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu
...
2. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu khi làm việc phải có các điều kiện sau đây:
a) Có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh theo quy định của pháp luật;
b) Có đủ điều kiện sức khỏe khi tuyển dụng và giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe định kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Đối với lái tàu, ngoài các điều kiện quy định tại khoản này còn phải có giấy phép lái tàu.
...
Theo đó, nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu khi làm việc phải có các điều kiện sau đây:
- Có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh theo quy định của pháp luật;
- Có đủ điều kiện sức khỏe khi tuyển dụng và giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe định kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Đối với lái tàu, ngoài các điều kiện quy định tại khoản này còn phải có giấy phép lái tàu.
Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu khi làm nhiệm vụ có những trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 35 Luật Đường sắt 2017 quy định như sau:
Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu
...
3. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu khi làm nhiệm vụ có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các công việc theo chức danh, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật và theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường sắt;
b) Tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu; chấp hành các quy định, chỉ thị của cấp trên;
c) Mặc đúng trang phục, đeo phù hiệu, cấp hiệu và biển chức danh.
...
Theo đó, nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu khi làm nhiệm vụ có trách nhiệm sau đây:
- Thực hiện các công việc theo chức danh, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật và theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường sắt;
- Tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu; chấp hành các quy định, chỉ thị của cấp trên;
- Mặc đúng trang phục, đeo phù hiệu, cấp hiệu và biển chức danh.
Ai có thẩm quyền quy định tiêu chuẩn nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu?
Theo quy định khoản 4 Điều 35 Luật Đường sắt 2017 quy định như sau:
Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu
...
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định:
a) Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu;
b) Nội dung, chương trình đào tạo đối với cơ sở đào tạo các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu;
c) Chức danh nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu quy định tại điểm k khoản 1 Điều này.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?