Nhận hối lộ hơn 100 tỷ đồng phải đối diện với mức án tử hình đúng không? Đã nộp lại hơn 3/4 số tiền đã nhận thì có được thoát án tử không?
Nhận hối lộ hơn 100 tỷ đồng phải đối diện với mức án tử hình đúng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 về tội nhận hối lộ như sau:
Tội nhận hối lộ
...
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.
Theo quy định trên thì người phạm tội nhận hối lộ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự bằng hình phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu của hối lộ trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên.
Như vậy, người nhận hối lộ hơn 100 tỷ đồng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức án tử hình.
Đồng thời người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Nhận hối lộ hơn 100 tỷ đồng phải đối diện với mức án tử hình đúng không? Đã nộp lại hơn 3/4 số tiền đã nhận thì có được thoát án tử không? (Hình từ Internet)
Phạm tội nhận hối lộ nhưng đã nộp lại hơn 3/4 số tiền đã nhận thì có được thoát án tử không?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Tử hình
...
3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
b) Người đủ 75 tuổi trở lên;
c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP quy định về nguyên tắc xử lý đối với tội phạm tham nhũng, tội phạm khác về chức vụ như sau:
Nguyên tắc xử lý đối với tội phạm tham nhũng, tội phạm khác về chức vụ
...
2. Trong quá trình tố tụng, người phạm tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và đã hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì không áp dụng mức cao nhất của khung hình phạt mà người phạm tội bị truy tố, xét xử.
Theo đó, người phạm tội nhận hối lộ phải đồng thời có cả 2 điều kiện để không bị áp dụng mức án tử hình, cụ thể như sau:
- Nộp lại ít nhất 3/4 tài sản đã nhận hối lộ;
- Hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Như vậy, trường hợp người bị kết án tử hình về tội nhận hối lộ nếu chủ động nộp lại hơn 3/4 số tiền đã nhận và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì có thể không bị kết án tử hình.
Thời hiệu thi hành bản án đối với người bị kết án tử hình về tội nhận hối lộ là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 60 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về thời hiệu thi hành bản án như sau:
Thời hiệu thi hành bản án
1. Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.
2. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án được quy định như sau:
a) 05 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ 03 năm trở xuống;
b) 10 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm;
c) 15 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm;
d) 20 năm đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.
3. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với pháp nhân thương mại là 05 năm.
4. Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
5. Trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người bị kết án cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì thời hiệu thi hành bản án đối với người phạm tội nhận hối lộ bị kết án tử hình là 20 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan mới nhất là mẫu nào? Nội dung hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan?
- Lễ hội bia Hà Nội 2024 ngày nào? Lễ hội bia Hà Nội 2024 tổ chức ở đâu? Nguyên tắc tổ chức lễ hội hiện nay thế nào?
- Bài phát biểu của lãnh đạo địa phương nhân ngày 20 11 kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam ra sao?
- Hướng dẫn cách ghi các tiêu thức trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu? Tải Mẫu HQ/2015/NK Tờ khai hàng hóa nhập khẩu?
- Mẫu báo cáo kết quả kiểm tra Đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm? Khi có dấu hiệu vi phạm của đảng viên là khi nào?