Nhãn hiệu không được sử dụng trong liên tục ba năm thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có bị chấm dứt hiệu lực không?

Xin chào Thư Viện Pháp Luật, mình có sở hữu nhãn hiệu trà sữa Doraemon Nobita. Nhưng vì một số lý do mình tạm ngừng kinh doanh và đã không sử dụng nhãn hiệu trà sữa này trong liên tục ba năm rồi. Bây giờ mình muốn sử dụng lại thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của mình còn hiệu lực không hay mình phải đăng ký giấy mới?

Nhãn hiệu được pháp luật quy định như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì nhãn hiệu được định nghĩa như sau:

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Những trường hợp nào Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị chấm dứt hiệu lực?

Theo Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì việc chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ được quy định như sau:

- Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

+ Chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định;

+ Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;

+ Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp;

+ Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;

+ Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;

+ Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;

+ Các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

- Trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ sáng chế không nộp lệ phí duy trì hiệu lực trong thời hạn quy định thì khi kết thúc thời hạn đó, hiệu lực văn bằng tự động chấm dứt kể từ ngày bắt đầu năm hiệu lực đầu tiên mà lệ phí duy trì hiệu lực không được nộp. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận việc chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

- Trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ kể từ ngày nhận được tuyên bố của chủ văn bằng bảo hộ.

- Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với các trường hợp quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 1 Điều này với điều kiện phải nộp phí và lệ phí.

Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ và ý kiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ.

- Quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều này cũng được áp dụng đối với việc chấm dứt hiệu lực đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu.

Nhãn hiệu không được sử dụng trong liên tục ba năm thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có bị chấm dứt hiệu lực không?

Theo Điều 136 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bởi khoản 8 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 thì chủ sở hữu sáng chế, nhãn hiệu có nghĩa vụ sau:

- Chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ sản xuất sản phẩm được bảo hộ hoặc áp dụng quy trình được bảo hộ để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội. Khi có các nhu cầu quy định tại khoản này mà chủ sở hữu sáng chế không thực hiện nghĩa vụ đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho người khác mà không cần được phép của chủ sở hữu sáng chế theo quy định tại Điều 145 và Điều 146 của Luật này.

- Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu. Việc sử dụng nhãn hiệu bởi bên nhận chuyển quyền theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu cũng được coi là hành vi sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật này.

Như vậy, chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu, trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật này. Do đó, trong trường hợp bạn không sử dụng liên tục nhãn hiệu trong ba năm thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không bị chấm dứt hiệu lực theo Điều 95 Luật này.


Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được quy định là bao lâu?
Pháp luật
Được gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không? Hồ sơ yêu cầu gia hạn Giấy chứng nhận gồm những gì?
Pháp luật
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ thời điểm nào? Hiệu lực của loại GCN này sau khi gia hạn được quy định ra sao?
Pháp luật
Nhãn hiệu không được sử dụng trong liên tục ba năm thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có bị chấm dứt hiệu lực không?
Pháp luật
Mẫu tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo quy định là mẫu nào?
Pháp luật
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp hay không? Hồ sơ yêu cầu gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu?
Pháp luật
Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là bao lâu? Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sắp hết hạn thì có cần thực hiện thủ tục gia hạn không?
Pháp luật
Để gia hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải thực hiện theo những thủ tục nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Trần Huỳnh Thu Thảo Lưu bài viết
7,378 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào