Nhận biết thực phẩm được tẩm chất độc xyanua như thế nào? Độ độc của xyanua được quy định ra sao?
Nhận biết thực phẩm được tẩm chất độc xyanua như thế nào?
Tại khoản 1 Mục I Quy trình công nghệ tiêu hủy hoặc tái sử dụng Xyanua ban hành kèm theo Quyết định 1971/1999/QĐ-BKHCNMT năm 1999 có quy định về tính chất vật lý của chất độc xyanua như sau:
TÍNH CHẤT LÝ, HOÁ HỌC VÀ ĐỘC TÍNH CỦA AXIT XYANHYDRIC VÀ XYANUA
1. Tính chất lý học
- Axit xyanhydric (hay nitrifocmic) có công thức hoá học HCN, trọng lượng phân tử 27. Ở thể khan là chất lỏng rất linh động, tỷ trọng d=0,696. Nhiệt độ sôi ở 200C, đông đặc ở -140C, có mùi hạnh nhân, vị rất đắng, hoà tan rất dễ trong nước và rượu, là một chất axit yếu có pK~9,4. Hơi của HCN có tỷ trọng d=0,968.
- Các muối xyanua kiềm như NaCN, KCN là các muối tinh thể trắng, dễ bị phân huỷ trong không khí bởi hơi nước, Co2, SO2..., tan rất tốt trong nước, ít tan trong rượu, tan trong dung dịch nước rượu. Dung dịch nước của các muối này có tính kiềm mạnh.
- Muối xyanua của các kim loại kiềm thổ tan nhiều trong nước, xyanua của các kim loại khác tan ít hơn.
- Muối xyanua thuỷ ngân Hg(CN)2 tan trong nước nhưng là chất điện ly yếu.
- Xyanua ở trạng thái tự do CN rất độc (gọi chung là nhân ngôn) nhưng khi nó liên kết bền trong phức, thí dụ phức Fe[Fe(CN)6] thì lại không độc. Vì sự phân ly của phức quá nhỏ nên trong dung dịch nồng độ CN không đủ để gây độc.
- Đixyan (CN)2 là chất khí độc không màu, mùi hạnh nhân, tan tốt trong H2O và rượu, (CN)2 hình thành do nhiệt phân một số muối xyanua như Hg(CN)2 hay oxy hoá CuCN bằng FeCl3. (CN)2 kém bền, do bị thuỷ phân.
...
Theo đó, chật độc xyanua được mô tả có mùi hạnh nhân, tan tốt trong H2O và rượu.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp chất độc xyanua thậm chí còn không phát ra mùi, gây cản trở trong quá trình nhận biết sự tồn tại của xyanua.
Như vậy, trong một số trường hợp có thể nhận biết thực phẩm đã được tẩm chất độc xyanua thông qua mùi hạnh nhân.
Lưu ý: thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Thực phẩm được tẩm chất độc xyanua thì có nhận biết được hay không? Độ độc của xyamua rao sao? (Hình từ Internet)
Độ độc của chất độc xyanua ra sao?
Theo tiểu mục 3.1 khoản 3 Mục I Quy trình công nghệ tiêu huỷ hoặc tái sử dụng Xyanua ban hành kèm theo Quyết định 1971/1999/QĐ-BKHCNMT năm 1999 thì chất độc xyanua sẽ tác dụng lên quá trình hô hấp tế bào bằng cách làm tê liệt các men sắt của xyto erom oxydaza hoặc men đỏ vacbua (Warburg). Do thiếu oxy nên máu trong tĩnh mạch có mầu đỏ thẫm và có những triệu trứng ngạt.
Chất gây độc nhanh qua đường hô hấp, với liều lượng 0,3mg/1kg trọng lượng cơ thể đã có thể gây chết ngay.
Với nồng độ từ 0,12 - 0,15mg/l, chất độc xyanua có thể gây chết người từ 30 phút đến 1 giờ.
Trường hợp chất động xyanua tẩm vào thực phẩm để đầu độc xyanua qua đường tiêu hoá thì chỉ cần 1mg/1 kg trọng lượng cơ thể đối với các muối như KCN, NaCN đã có thể gây tử vong.
Ngoài ra, chất độc xyanua còn có thể thâm nhập vào cơ thể rồi gây ngộ độc bằng cách thấm qua các vết thương ngoài da.
Nồng độ cho phép tiếp xúc nhiều lần với xyanua trong không khí là 10ml/m3 hoặc 11mg/m3 không khí ở 20 độ.
Có thể cấp cứu cho người trúng độc xyanua không?
Theo tiểu mục 3.2. Mục 3 Phần I Quy trình công nghệ tiêu huỷ hoặc tái sử dụng Xyanua được ban hành kèm theo Quyết định 1971/1999/QĐ-BKHCNMT thì những triệu chứng lâm sàng xuất hiện ở người ngộ độc xyanua gồm:
- Ngộ độc cấp: Xảy ra khi hít phải hay uống phải liều cao HCN.
Ngộ độc xảy ra rất nhanh chóng, các trung tâm hành tuỷ bị tê liệt, người bị nạn bất tỉnh, co giật và các cơ bị cứng. Sự hô hấp bị ngắt quãng và dừng lại, tim đập rất nhanh và không đều, nạn nhân chết sau 1 - 2 phút.
- Ngộ độc bán cấp: Các hiện tượng thường gặp là chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, các niêm mạc hô hấp bị kích thích.
Nạn nhân sợ hãi, lo lắng nhưng vẫn còn sáng suốt, sau đó xuất hiện rối loạn thần kinh, co giật, dãn đồng tử, cứng hàm, hiện tượng ngạt bắt đầu, nạn nhân chết sau 20 phút. Nếu cấp cứu kịp thời, nạn nhân không chết nhưng tổn thương tim, tê liệt bộ phận.
- Ngộ độc thường diễn: Xảy ra đối với những người làm việc thường xuyên ở nơi có khí HCN bốc lên.
Các hiện tượng rõ rệt là đau đầu, chóng mặt, nôn và mệt nhọc.
Trường hợp cá nhân bị trúng độc xyanua thì có thể tiến hành cấp cứu theo hướng dẫn tại tiểu mục 3.3. Mục 3 Phần I Quy trình công nghệ tiêu huỷ hoặc tái sử dụng Xyanua được ban hành kèm theo Quyết định 1971/1999/QĐ-BKHCNMT như sau:
(1) Nếu bị ngộ độc bằng đường hô hấp:
Đưa bệnh nhân ra khỏi vùng nhiễm độc, người làm cấp cứu phải đeo mặt nạ đề phòng.
Tiến hành ngay hô hấp nhân tạo, cho thở ô xy hoặc cacbongen để loại nhanh chất độc qua đường phổi.
Tiêm các thuốc trợ tim như Caphein campho, niketamit. Nếu đã truỵ tim, tiêm thẳng vào tim ubain.
Đồng thời với việc làm các cấp cứu, vãn hơi, hô hấp tế bào cần tiến hành:
- Tiêm tĩnh mạch glutation liều 0,01
- Tiêm các chất tạo nên methemoglobin.
Cũng có thể điều trị bằng các chất tạo nên methemoglobin khác:
- Tiêm tĩnh mạch 5-10ml dung dịch 2-3% natrinitrit sau đó tiêm tiếp vài lần nữa (liều không quá 1-1,5g)
- Tiêm tĩnh mạch 50ml dung dịch xanh metylen.
Ngoài ra có thể dùng các thuốc chuyển HCN thành chất không độc như tiêm natri tiosunphat (20ml dung dịch 25% vào tĩnh mạch) có thể tới 200ml.
(2) Nếu ngộ độc qua đường tiêu hoá: Có thể dùng với apomocphin để gây nôn. Rửa dạ dày với dung dịch 2% KMnO4, hoặc với pehyrol và cấp cứu như đã nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?
- Ý nghĩa của ngày 23 tháng chạp? 23 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 23 tháng chạp âm lịch là ngày gì?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách mới nhất? Tải về mẫu phiếu?
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?