Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận thông tin có những biện pháp nào?
- Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận thông tin có những biện pháp nào?
- Bố trí cán bộ giúp đỡ người khuyết tật trong việc điền Phiếu, ký Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin là trách nhiệm của ai?
- Công khai thông tin đối với đối tượng là người khuyết tật bằng những hình thức nào?
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận thông tin có những biện pháp nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 13/2018/NĐ-CP quy định về các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận thông tin như sau:
Các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận thông tin
1. Thông tin liên quan trực tiếp tới đời sống, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người khuyết tật phải được kịp thời công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng dưới các hình thức cung cấp thông tin thuận lợi cho người khuyết tật.
2. Căn cứ vào điều kiện thực tế, cơ quan nhà nước thiết lập Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan mình trong đó có cung cấp chức năng cơ bản để hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông cho việc tiếp cận thông tin đăng tải trên các Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử.
3. Cơ quan cung cấp thông tin bảo đảm các hình thức cung cấp thông tin phù hợp với khả năng tiếp cận của người yêu cầu cung cấp thông tin và điều kiện thực tế của cơ quan; bố trí thiết bị nghe, nhìn và các thiết bị phụ trợ phù hợp với dạng và mức độ khuyết tật của người yêu cầu cung cấp thông tin và phù hợp với điều kiện thực tiễn của cơ quan mình; tạo điều kiện cho người yêu cầu cung cấp thông tin sử dụng các thiết bị nghe, nhìn, các thiết bị phụ trợ và các phương tiện kỹ thuật khác của cá nhân để tiếp cận thông tin theo yêu cầu.
4. Cơ quan cung cấp thông tin bố trí cán bộ, công chức hướng dẫn, giải thích và giúp đỡ người khuyết tật gặp khó khăn trong việc điền Phiếu, ký Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin hoặc khó khăn trong việc tiếp cận thông tin.
5. Lồng ghép các kiến thức, kinh nghiệm cung cấp thông tin đối với người khuyết tật trong các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn cho bộ phận đầu mối và cán bộ, công chức đầu mối cung cấp thông tin của cơ quan.
6. Ưu tiên cung cấp thông tin cho người khuyết tật theo quy định pháp luật về tiếp cận thông tin và pháp luật về người khuyết tật.
Theo đó, các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận thông tin được quy định cụ thể trên.
Người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận thông tin (Hình từ Internet)
Bố trí cán bộ giúp đỡ người khuyết tật trong việc điền Phiếu, ký Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin là trách nhiệm của ai?
Theo khoản 6 Điều 8 Nghị định 13/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của đơn vị đầu mối cung cấp thông tin
1. Bố trí người làm đầu mối cung cấp thông tin để thực hiện cung cấp thông tin theo quy định của Luật tiếp cận thông tin.
2. Tiếp nhận, xử lý các yêu cầu cung cấp thông tin của công dân; chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xử lý yêu cầu cung cấp thông tin và thực hiện cung cấp thông tin cho công dân theo yêu cầu.
3. Giải thích, hướng dẫn, thông báo cho công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin theo đúng trình tự, thủ tục; hướng dẫn, hỗ trợ người yêu cầu xác định rõ hồ sơ, tài liệu, tên văn bản có chứa thông tin cần tìm kiếm để điền đầy đủ, chính xác vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.
4. Tiếp nhận, trả lời hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan trả lời phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân về việc cung cấp thông tin của cơ quan mình theo quy định của pháp luật có liên quan; kiến nghị, đề xuất với người đứng đầu cơ quan về các vấn đề phát sinh trong quá trình giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin cho công dân.
5. Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin của công dân; tổng hợp tình hình, kết quả công tác cung cấp thông tin thuộc phạm vi trách nhiệm của cơ quan; báo cáo định kỳ và đột xuất tới người đứng đầu cơ quan cung cấp thông tin.
6. Bố trí cán bộ, công chức hướng dẫn, giải thích và giúp đỡ người không biết chữ, người khuyết tật, người gặp khó khăn khác trong việc điền Phiếu, ký Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin; trường hợp người yêu cầu không thể viết Phiếu yêu cầu thì giúp điền Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.
Như vậy, bố trí cán bộ, công chức hướng dẫn, giải thích và giúp đỡ người khuyết tật trong việc điền Phiếu, ký Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin là trách nhiệm của đơn vị đầu mối cung cấp thông tin.
Công khai thông tin đối với đối tượng là người khuyết tật bằng những hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 18 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định như sau:
Hình thức, thời điểm công khai thông tin
1. Các hình thức công khai thông tin bao gồm:
a) Đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;
b) Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng;
c) Đăng Công báo;
d) Niêm yết tại trụ sở cơ quan nhà nước và các địa điểm khác;
đ) Thông qua việc tiếp công dân, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Các hình thức khác thuận lợi cho công dân do cơ quan có trách nhiệm công khai thông tin xác định.
...
3. Đối với đối tượng là người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, ngoài các hình thức quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan nhà nước xác định hình thức công khai thông tin phù hợp với khả năng, điều kiện tiếp cận thông tin của công dân.
Như vậy, đối với đối tượng là người khuyết tật, ngoài các hình thức dưới đây, cơ quan nhà nước xác định hình thức công khai thông tin phù hợp với khả năng, điều kiện tiếp cận thông tin của công dân:
- Đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;
- Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng;
- Đăng Công báo;
- Niêm yết tại trụ sở cơ quan nhà nước và các địa điểm khác;
- Thông qua việc tiếp công dân, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Các hình thức khác thuận lợi cho công dân do cơ quan có trách nhiệm công khai thông tin xác định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?