Nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Vương quốc Anh theo UKVFTA trong trường hợp nào?
- Nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Vương quốc Anh trong trường hợp nào?
- Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa có được dùng để hàng hóa có xuất xứ Vương quốc Anh nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan theo UKVFTA hay không?
- Thời hạn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là bao lâu?
Nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Vương quốc Anh trong trường hợp nào?
Tại Điều 24 Thông tư 02/2021/TT-BCT có quy định về việc tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Vương quốc Anh như sau:
(1) Nhà xuất khẩu được phép tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi hàng hóa có xuất xứ từ Vương quốc Anh và đáp ứng quy định khác của UKVFTA.
(2) Nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên hóa đơn, phiếu giao hàng hoặc chứng từ thương mại khác có đủ thông tin về hàng hóa, bằng cách đánh máy, đóng dấu hoặc in nội dung lời văn khai báo xuất xứ hàng hóa trên chứng từ.
Nhà xuất khẩu sử dụng Mẫu lời văn khai báo xuất xứ bằng một trong các phiên bản ngôn ngữ được quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BCT và phù hợp với quy định pháp luật của Vương quốc Anh.
Trường hợp nhà xuất khẩu khai báo bằng cách viết tay, lời văn khai báo được viết bằng mực và chữ cái in hoa.
(3) Thuật ngữ “chứng từ thương mại khác” tại khoản (2) nêu trên có thể là phiếu gửi hàng, hóa đơn chiếu lệ hoặc phiếu đóng gói. Chứng từ vận tải như vận tải đơn hoặc vận đơn hàng không không được coi là chứng từ thương mại khác.
(4) Nội dung tự chứng nhận xuất xứ không được thực hiện trên một mẫu riêng biệt. Nội dung tự chứng nhận xuất xứ được phép thực hiện trên một trang khác của chứng từ thương mại với điều kiện nhận biết được trang đó là một phần của chứng từ thương mại.
(5) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phải có chữ ký viết tay của nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định Vương quốc Anh được phép không ký tên với điều kiện nhà xuất khẩu cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu văn bản cam kết rằng nhà xuất khẩu chịu trách nhiệm toàn bộ về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
(6) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ có thể phát hành sau khi xuất khẩu hàng hóa với điều kiện được xuất trình tại Nước thành viên nhập khẩu không muộn hơn 2 năm hoặc theo quy định của Nước thành viên nhập khẩu kể từ khi hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Nước thành viên nhập khẩu.
Nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Vương quốc Anh theo UKVFTA trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa có được dùng để hàng hóa có xuất xứ Vương quốc Anh nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan theo UKVFTA hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Thông tư 02/2021/TT-BCT có nêu như sau:
Quy định chung về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa
1. Hàng hóa có xuất xứ Vương quốc Anh nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan theo UKVFTA khi nộp một trong những chứng từ chứng nhận xuất xứ sau:
a) C/O được phát hành theo quy định từ Điều 20 đến Điều 23 Thông tư này.
b) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Điều 24 Thông tư này do nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định của Vương quốc Anh phát hành đối với lô hàng có trị giá bất kỳ; hoặc nhà xuất khẩu bất kỳ phát hành đối với lô hàng không quá 6.000 EUR (sáu ngàn ơ-rô).
c) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phát hành bởi nhà xuất khẩu đăng ký tại cơ sở dữ liệu điện tử theo quy định của Vương quốc Anh sau khi Vương Quốc Anh thông báo với Việt Nam về cơ chế chứng nhận đối với hàng hóa có xuất xứ từ Vương Quốc Anh. Thông báo này có thể bao gồm cả nội dung về việc Vương quốc Anh ngừng áp dụng điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
...
Theo đó, chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa thực hiện đúng theo quy định nêu trên thì có thể nộp để làm căn cứ cho hàng hàng hóa có xuất xứ Vương quốc Anh nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan theo UKVFTA.
Thời hạn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 26 Thông tư 02/2021/TT-BCT có quy định như sau:
Thời hạn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
1. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày phát hành tại Nước thành viên xuất khẩu và phải nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu trong thời hạn hiệu lực.
2. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu sau thời hạn hiệu lực quy định tại khoản 1 Điều này vẫn có thể được chấp nhận để hưởng ưu đãi thuế quan UKVFTA trong trường hợp nhà nhập khẩu không thể nộp các chứng từ đó trong thời hạn hiệu lực vì lý do bất khả kháng hoặc các lý do hợp lệ khác nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nhập khẩu.
3. Trong trường hợp xuất trình muộn khác, cơ quan hải quan của Nước thành viên nhập khẩu có thể chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa của hàng hóa đã được nhập khẩu trong thời hạn hiệu lực được quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó thì chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày phát hành tại Nước thành viên xuất khẩu và phải nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu trong thời hạn hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?