Nhà trường có bắt buộc phải thành lập ít nhất 01 câu lạc bộ thể thao hoạt động thường xuyên hay không?
Trách nhiệm của nhà trường đối với hoạt động thể thao trong nhà trường?
Theo Điều 11 Thông tư 48/2020/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của nhà trường như sau:
- Triển khai thực hiện nghiêm túc Thông tư này và nội dung chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên.
- Thực hiện việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên theo quy định.
- Bố trí giáo viên, giảng viên giáo dục thể chất tham gia hướng dẫn, tổ chức, quản lý các câu lạc bộ thể thao và hoạt động thi đấu thể thao.
- Xây dựng kế hoạch, tạo điều kiện cho giáo viên, giảng viên giáo dục thể chất được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; được tham gia nghiên cứu khoa học; tham gia hướng dẫn, tổ chức các hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao; huấn luyện đội tuyển tham gia thi đấu giải thể thao các cấp.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động thể thao cho học sinh, sinh viên trong nhà trường và cử đoàn tham gia các hoạt động thi đấu thể thao do cơ quan quản lý giáo dục các cấp, Hội Thể thao học sinh Việt Nam, Hội Thể thao Đại học và Chuyên nghiệp Việt Nam tổ chức.
- Hằng năm, có kế hoạch xây dựng, tu sửa, bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất; mua mới và bổ sung trang thiết bị, dụng cụ thể dục, thể thao phục vụ môn học Giáo dục thể chất và các hoạt động thể thao.
Ta thấy, trong hoạt động thể thao ở nhà trường, trách nhiệm của nhà trường được thực hiện theo quy định nêu trên.
Thành lập câu lạc bộ thể thao trong nhà trường
Nhà trường có bắt buộc lập 01 câu lạc bộ thể thao không?
Việc thành lập câu lạc bô thể thao trong nhà trường được quy định tại Điều 3 Thông tư 48/2020/TT-BGDĐT như sau:
"Điều 3. Câu lạc bộ thể thao
1. Thành lập, quản lý, phát triển câu lạc bộ các môn thể thao tuỳ thuộc điều kiện thực tế của nhà trường và nhu cầu, sở thích tập luyện, sức khỏe của học sinh, sinh viên. Mỗi nhà trường có từ một câu lạc bộ thể thao trở lên hoạt động thường xuyên, nền nếp.
2. Bố trí thời gian hợp lý, lồng ghép hoạt động câu lạc bộ thể thao với môn học Giáo dục thể chất trong chương trình giáo dục các cấp học, trình độ đào tạo bảo đảm tính liên thông, góp phần phát triển toàn diện thể chất và thể thao trường học.
3. Tổ chức phát triển môn bơi, võ cổ truyền và các môn thể thao dân tộc phù hợp với truyền thống và điều kiện thực tế của địa phương."
Căn cứ quy định trên, ta thấy mỗi nhà trường có từ một câu lạc bộ thể thao trở lên hoạt động thường xuyên, nề nếp. Do đó, việc thành lập ít nhất 01 câu lạc bộ thể thao trong trường thuộc về trách nhiệm của nhà trường.
Giáo viên và học sinh trong nhà trường có quyền và nghĩa vụ gì?
Bên cạnh trách nhiệm của nhà trường thì giáo viên, học sinh trong nhà trường cũng có các quyền và nghĩa vụ đối với hoạt động thể thao trong nhà trường như sau:
* Quyền và nhiệm vụ của giáo viên trong nhà trường được quy định tại Điều 6 Thông tư 48/2020/TT-BGDĐT:
- Nhiệm vụ của giáo viên, giảng viên giáo dục thể chất
+ Tham mưu cho lãnh đạo nhà trường đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động thể thao; làm nòng cốt tổ chức các hoạt động thể thao; quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn việc thành lập các câu lạc bộ thể thao, duy trì phát triển phong trào thể thao trong nhà trường.
+ Căn cứ nhu cầu của người học và điều kiện thực tế của nhà trường chủ động tham mưu huy động nguồn lực giáo viên, giảng viên giáo dục thể chất của nhà trường và mời hướng dẫn viên ngoài nhà trường tham gia hướng dẫn chuyên môn để tổ chức hiệu quả các hoạt động thể thao.
+ Phát hiện và bồi dưỡng học sinh, sinh viên có năng khiếu thể thao tham gia thi đấu các giải thể thao cấp cơ sở, toàn quốc, quốc tế; đề xuất giải pháp cụ thể giúp đỡ các học sinh, sinh viên thể lực yếu, chưa đáp ứng được chương trình môn học Giáo dục thể chất, chưa bảo đảm tiêu chuẩn về quy định đánh giá, xếp loại thể lực; học sinh, sinh viên có những bệnh lý bẩm sinh được miễn hoặc tham gia tập luyện với nội dung và hình thức phù hợp.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác của nhà giáo theo quy định hiện hành.
- Quyền của giáo viên, giảng viên giáo dục thể chất
+ Được tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp, hình thức và kỹ năng tổ chức hoạt động thể thao trong nhà trường.
+ Được tạo điều kiện tham gia công tác huấn luyện cho học sinh, sinh viên đội tuyển của nhà trường.
+ Được hưởng các quyền và chế độ của giáo viên, giảng viên và các chế độ khác trong lĩnh vực thể dục, thể thao theo quy định hiện hành.
* Quyền và nhiệm vụ của học sinh theo quy định tại Điều 7 Thông tư 48/2020/TT-BGDĐT:
- Nhiệm vụ của người học
+ Tham gia các hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao theo kế hoạch của nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục các cấp; tham gia câu lạc bộ các môn thể thao theo sở thích, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi. Người học tham gia các hoạt động thi đấu thể thao do các tổ chức khác đề nghị phải được nhà trường cho phép.
+ Hằng năm, phải hoàn thành các nội dung kiểm tra, đánh giá, xếp loại thể lực theo quy định hiện hành.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác của người học theo quy định hiện hành.
- Quyền của người học
+ Học sinh, sinh viên được tham gia các hoạt động thể thao trong nhà trường; được tuyển chọn, cử tham gia thi đấu các giải, đại hội thể thao cấp cơ sở, toàn quốc, quốc tế.
+ Học sinh có năng khiếu thể thao được tuyển chọn đào tạo tại các trường năng khiếu thể thao theo quy định.
+ Học sinh đoạt huy chương vàng, bạc, đồng trong các cuộc thi đấu thể thao trong nước cấp toàn quốc do cơ quan quản lý giáo dục tổ chức và học sinh là thành viên đội tuyển quốc gia Việt Nam tham dự các giải, đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích khi tham gia các kỳ thi tuyển sinh trung học phổ thông, thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng theo các quy định hiện hành.
+ Sinh viên đoạt huy chương vàng, bạc, đồng trong các cuộc thi đấu thể thao trong nước cấp toàn quốc do cơ quan quản lý giáo dục tổ chức và sinh viên là thành viên đội tuyển quốc gia Việt Nam tham dự các giải, đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới được miễn môn học Giáo dục thể chất tại năm học đó..
+ Được nhà trường, giáo viên, giảng viên giúp đỡ hoàn thành chương trình môn học Giáo dục thể chất và tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên. Học sinh, sinh viên có những bệnh lý bẩm sinh được tham gia tập luyện với nội dung và hình thức phù hợp.
+ Học sinh, sinh viên được nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục các cấp cử tham gia các cuộc thi thể thao phải nghỉ học quá thời gian theo quy định, nhà trường có trách nhiệm tổ chức dạy học bổ sung kiến thức, bảo đảm đủ điều kiện để tham dự các kỳ thi, các tín chỉ theo quy định.
+ Học sinh, sinh viên là vận động viên tập trung tập luyện ở đội tuyển quốc gia hoặc ở trung tâm đào tạo vận động viên các tỉnh, thành, ngành và quốc gia được cơ quan quản lý giáo dục các cấp tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục được học tập thường xuyên nhằm bảo đảm hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông và trình độ đào tạo theo độ tuổi với hình thức phù hợp.
+ Được hưởng các quyền khác của người học theo quy định hiện hành.
Như vậy, đối với hoạt động thể thao trong nhà trường thì nhà trường, giáo viên và học sinh đều có trách nhiệm để đảm bảo phát triển hoạt động này. Theo đó, trong quy định về trách nhiệm của nhà trường có bao gồm việc mỗi nhà trường có từ một câu lạc bộ thể thao trở lên hoạt động thường xuyên, nề nếp. Do đó, nhà trường phải thành lập và tổ chức hoạt động đối với câu lạc bộ thể thao trong nhà trường theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?