Nhà thầu xây dựng là ai? Nhà thầu xây dựng có phải mua bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường không?
Nhà thầu xây dựng là ai?
Nhà thầu xây dựng được quy định tại khoản 28 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
26. Lập dự án đầu tư xây dựng gồm việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết để chuẩn bị đầu tư xây dựng.
27. Người quyết định đầu tư là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thẩm quyền phê duyệt dự án và quyết định đầu tư xây dựng.
28. Nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng (sau đây gọi là nhà thầu) là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động đầu tư xây dựng.
...
Theo đó, nhà thầu xây dựng được hiểu là nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng, bao gồm tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Nhà thầu xây dựng gồm có:
- Nhà thầu tư vấn khảo sát, thiết kế xây dựng.
- Nhà thầu thi công xây dựng.
Nhà thầu xây dựng là ai? (Hình từ Internet)
Nhà thầu xây dựng có phải mua bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường không?
Trách nhiệm mua bảo hiểm của nhà thầu xây dựng được quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) như sau:
Bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng
1. Bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng gồm:
a) Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng;
b) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng;
c) Bảo hiểm đối với vật tư, vật liệu, phương tiện, thiết bị thi công, người lao động;
d) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba;
đ) Bảo hiểm bảo hành công trình xây dựng.
2. Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng được quy định như sau:
a) Chủ đầu tư mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp;
b) Nhà thầu tư vấn mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên;
c) Nhà thầu thi công xây dựng mua bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường và bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba.
...
Đồng thời, căn cứ Điều 48 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định:
Đối tượng bảo hiểm
1. Đối tượng bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường là trách nhiệm dân sự của nhà thầu thi công xây dựng đối với người lao động thi công trên công trường theo quy định của pháp luật.
2. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm là 100 triệu đồng cho một người trong một vụ.
Như vậy, theo quy định, nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường.
Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường trong trường hợp nào?
Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm được quy định tại khoản 2 Điều 49 Nghị định 67/2023/NĐ-CP như sau:
Phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
...
2. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các trường hợp sau:
a) Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h và điểm i khoản 2 Điều 34 Nghị định này.
b) Tổn thất có liên quan đến chất amiăng hoặc bất kỳ nguyên vật liệu nào có chứa chất amiăng.
c) Tổn thất phát sinh do mâu thuẫn của chính người lao động với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc thi công trên công trường.
d) Tổn thất phát sinh do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân.
đ) Tổn thất phát sinh do người lao động sử dụng chất gây nghiện, ma túy trái với quy định của pháp luật (trừ trường hợp thuốc được kê để điều trị theo chỉ định của bác sĩ được cấp phép).
e) Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm (trừ trường hợp người lao động tự vệ, cứu người, cứu tài sản hoặc sử dụng các chất kích thích để điều trị theo chỉ định của bác sĩ).
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường các trường hợp sau đây:
(1) Tổn thất phát sinh do chiến tranh, bạo loạn, đình công, hành động của các thế lực thù địch, nổi loạn, hành động ác ý nhân danh hoặc có liên quan tới các tổ chức chính trị, tịch biên, sung công, trưng dụng, trưng thu hay phá hủy hoặc bị gây thiệt hại theo lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(2) Tổn thất phát sinh do hành động khủng bố.
(3) Tổn thất phát sinh do phản ứng hạt nhân, phóng xạ hạt nhân, nhiễm phóng xạ.
(4) Tổn thất hoặc thiệt hại của bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm có tên trong danh sách cấm vận.
(5) Tổn thất hoặc thiệt hại có liên quan đến dịch bệnh theo công bố của cơ quan có thẩm quyền.
(6) Tổn thất phát sinh trong trường hợp bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
(7) Tổn thất phát sinh do ngừng công việc thi công xây dựng hoặc tổn thất do hậu quả của ngừng công việc thi công xây dựng (dù là ngừng một phần hoặc toàn bộ công việc thi công).
(8) Tổn thất đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính.
(9) Tổn thất có liên quan đến chất amiăng hoặc bất kỳ nguyên vật liệu nào có chứa chất amiăng.
(10) Tổn thất phát sinh do mâu thuẫn của chính người lao động với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc thi công trên công trường.
(11) Tổn thất phát sinh do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân.
(12) Tổn thất phát sinh do người lao động sử dụng chất gây nghiện, ma túy trái với quy định của pháp luật (trừ trường hợp thuốc được kê để điều trị theo chỉ định của bác sĩ được cấp phép).
(13) Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm, trừ trường hợp người lao động tự vệ, cứu người, cứu tài sản hoặc sử dụng các chất kích thích để điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư hướng dẫn Nghị định 178 quy định Chế độ về hưu trước tuổi mới nhất được hưởng những gì?
- Mức nộp thuế môn bài 2025 hộ kinh doanh là bao nhiêu? Hộ kinh doanh được miễn thuế môn bài khi nào?
- Thời gian hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi 2025 theo Thông tư 01 2025 của Bộ Nội vụ tính từ ngày nào? Cách tính ra sao?
- Năm 2025, sẽ tra cứu tình trạng hôn nhân khi đăng ký khai sinh cho con? Làm giấy khai sinh cho con ở đâu?
- Mẫu Hồ sơ đề nghị thưởng đột xuất theo Quyết định 786 của Bộ Nội vụ? Tải về các biểu mẫu trong hồ sơ?