Nhà thầu có thư giảm giá, việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch được cơ quan có thẩm quyền tiến hành dựa trên cơ sở nào?
- Việc sửa lỗi số học và các lỗi khác trong hồ sơ dự thầu được tiến hành theo nguyên tắc nào?
- Nhà thầu không đồng ý với kết quả sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu đó được xử lý như thế nào?
- Nhà thầu có thư giảm giá, việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch được cơ quan có thẩm quyền tiến hành dựa trên cơ sở nào?
Việc sửa lỗi số học và các lỗi khác trong hồ sơ dự thầu được tiến hành theo nguyên tắc nào?
Việc sửa lỗi số học và các lỗi khác trong hồ sơ dự thầu được quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 24/2024/NĐ-CP được tiến hành theo nguyên tắc sau đây:
- Lỗi số học bao gồm nhưng lỗi do thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia không chính xác khi tính toán giá dự thầu.
+ Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, hợp đồng theo thời gian, hợp đồng theo chi phí cộng phí, hợp đồng theo kết quả đầu ra, hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm:
++ Trường hợp có sự không nhất quán giữa đơn giá và thành tiền thì lấy đơn giá làm cơ sở cho việc sửa lỗi;
++ Nếu phát hiện đơn giá có sự sai khác bất thường do lỗi hệ thập phân (10 lần, 100 lần, 1.000 lần) thì thành tiền là cơ sở cho việc sửa lỗi.
- Trường hợp tổng giá trị của các hạng mục không chính xác do lỗi khi cộng trừ giá trị của các hạng mục thì giá trị của các hạng mục là cơ sở để sửa lỗi;
- Trường hợp không nhất quán giữa giá dự thầu ghi bằng số và giá dự thầu ghi bằng chữ thì giá dự thầu ghi bằng chữ là cơ sở để sửa lỗi, trừ trường hợp giá ghi bằng chữ không có nghĩa; trường hợp giá dự thầu ghi bằng chữ có sai sót về lỗi số học thì giá ghi bằng số là cơ sở cho việc sửa lỗi sau khi được chuẩn xác (nếu có) theo điểm a và điểm b Điều 29 Nghị định 24/2024/NĐ-CP;
- Tại cột thành tiền đã được điền đầy đủ giá trị nhưng không có đơn giá tương ứng thì đơn giá được xác định bằng cách chia thành tiền cho số lượng;
+ Khi có đơn giá nhưng cột thành tiền bỏ trống thì giá trị cột thành tiền sẽ được xác định bằng cách nhân số lượng với đơn giá;
+ Nếu một nội dung nào đó có điền đơn giá và giá trị tại cột thành tiền nhưng bỏ trống số lượng thì số lượng bỏ trống được xác định bằng cách chia giá trị tại cột thành tiền cho đơn giá của nội dung đó.
+ Trường hợp số lượng được xác định theo nguyên tắc này khác với số lượng nêu trong hồ sơ mời thầu thì giá trị sai khác đó là sai lệch về phạm vi cung cấp và được hiệu chỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, trừ gói thầu xây lắp áp dụng hợp đồng trọn gói.
Nhà thầu có thư giảm giá, việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch được cơ quan có thẩm quyền tiến hành dựa trên cơ sở nào? (Hình từ Internet)
Nhà thầu không đồng ý với kết quả sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu đó được xử lý như thế nào?
Việc không đồng ý với kết quả sửa lỗi của nhà thầu được quy định tại khoản 5 Điều 29 Nghị định 24/2024/NĐ-CP như sau:
Sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch
...
5. Sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và áp đơn giá đối với phần sai lệch thiếu theo quy định tại các khoản 1,2,3 và 4 Điều này, bên mời thầu phải thông báo bằng văn bản cho nhà thầu về việc sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, áp đơn giá đối với hồ sơ dự thầu của nhà thầu. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của bên mời thầu, nhà thầu phải có văn bản thông báo cho bên mời thầu về việc chấp thuận kết quả sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, áp đơn giá theo thông báo của bên mời thầu. Trường hợp nhà thầu không đồng ý với kết quả sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, áp đơn giá theo thông báo của bên mời thầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu đó bị loại, trừ trường hợp việc sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, áp đơn giá của bên mời thầu không phù hợp, chính xác.
Theo đó, trường hợp nhà thầu không đồng ý với kết quả sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, áp đơn giá theo thông báo của bên mời thầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu đó bị loại, trừ trường hợp việc sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, áp đơn giá của bên mời thầu không phù hợp, chính xác.
Lưu ý:
Sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và áp đơn giá đối với phần sai lệch thiếu theo quy định pháp luật, bên mời thầu phải thông báo bằng văn bản cho nhà thầu về việc sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, áp đơn giá đối với hồ sơ dự thầu của nhà thầu.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của bên mời thầu, nhà thầu phải có văn bản thông báo cho bên mời thầu về việc chấp thuận kết quả sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, áp đơn giá theo thông báo của bên mời thầu.
Nhà thầu có thư giảm giá, việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch được cơ quan có thẩm quyền tiến hành dựa trên cơ sở nào?
Cơ sở thực hiện việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch được quy định tại khoản 3 Điều 29 Nghị định 24/2024/NĐ-CP như sau:
Sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch
...
3. Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá, việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện trên cơ sở giá dự thầu chưa trừ đi giá trị giảm giá. Tỷ lệ phần trăm (%) của sai lệch thiếu được xác định trên cơ sở so với giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu.
...
Theo đó, trường hợp nhà thầu có thư giảm giá, việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện trên cơ sở giá dự thầu chưa trừ đi giá trị giảm giá. Tỷ lệ phần trăm (%) của sai lệch thiếu được xác định trên cơ sở so với giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng quyền chọn là loại chứng khoán nào? Công ty quản lý quỹ được đầu tư hợp đồng quyền chọn khi nào?
- Chi đầu tư phát triển là nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương hay địa phương? Ai quyết định dự toán chi đầu tư phát triển?
- Nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể là gì? Việc nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể bao gồm những hoạt động nào?
- Quyền khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện thông qua hình thức nào? Khi nào đơn khởi kiện bị trả lại?
- Tổng hợp các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình theo Bộ luật Hình sự? Pháp luật bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình ra sao?