Nhà thầu chính phải sử dụng nhà thầu phụ đảm nhận công việc do không đáp ứng được giấy phép thì nhà đầu tư có quyền loại bỏ nhà thầu chính không?
- Nhà thầu chính có thể quyền để xuất nhà thầu phụ để thực hiện một phần công việc của nhà thầu chính hay không?
- Nhà thầu chính phải sử dụng nhà thầu phụ đảm nhận công việc do không đáp ứng được giấy phép thì nhà đầu tư có quyền loại bỏ nhà thầu chính không?
- Nhà thầu chính có những trách nhiệm gì đối với nhà thầu phụ khi sử dụng nhà thầu phụ tham gia gói thầu?
Nhà thầu chính có thể quyền để xuất nhà thầu phụ để thực hiện một phần công việc của nhà thầu chính hay không?
>> Mới nhất Tổng hợp trọn bộ văn bản về Đấu thầu hiện hành Tải
Theo Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 định nghĩa về nhà thầu phụ như sau:
"Điều 4. Giải thích từ ngữ
...
36. Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
..."
Theo quy định thì nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính.
Nhà thầu phụ có thể thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
Như vậy, nhà thầu chính có thể giao công việc của mình cho nhà thầu phụ phụ nếu nhà thầu chính đã đề xuất nội dung này trong hồ sơ dự thầu và được bên chủ đầu tư phê duyệt.
Nhà thầu chính phải sử dụng nhà thầu phụ đảm nhận công việc do không đáp ứng được giấy phép thì nhà đầu tư có quyền loại bỏ nhà thầu chính không? (Hình từ Internet)
Nhà thầu chính phải sử dụng nhà thầu phụ đảm nhận công việc do không đáp ứng được giấy phép thì nhà đầu tư có quyền loại bỏ nhà thầu chính không?
Căn cứ Điều 5 Luật Đấu thầu 2013 quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư như sau:
"Điều 5. Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư
1. Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;
b) Hạch toán tài chính độc lập;
c) Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;
d) Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
đ) Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này;
e) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;
g) Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;
h) Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.
2. Nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;
b) Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật;
c) Đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;
d) Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.
3. Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh; trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh.
Như vậy, đối với trường hợp phải sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam thì nhà thầu vẫn đảm bảo tư cách hợp lệ.
Nếu như gói thầu bạn đề cập thuộc trường hợp này thì nhà đầu tư không được loại bỏ nhà thầu chính.
Nhà thầu chính có những trách nhiệm gì đối với nhà thầu phụ khi sử dụng nhà thầu phụ tham gia gói thầu?
Căn cứ Điều 77 Luật Đấu thầu 2013 quy định về trách nhiệm của nhà thầu như sau:
"Điều 77. Trách nhiệm của nhà thầu, nhà đầu tư
1. Yêu cầu bên mời thầu làm rõ hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
2. Thực hiện các cam kết theo hợp đồng đã ký và cam kết với nhà thầu phụ (nếu có).
3. Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong quá trình tham dự thầu.
4. Tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu.
5. Bảo đảm trung thực, chính xác trong quá trình tham dự thầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo.
6. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.
7. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
8. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan."
Theo đó, nhà thầu chính có trách nhiệm phải thực hiện các cam kết theo hợp đồng đã ký và cam kết với nhà thầu phụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục dừng trợ giúp xã hội đối với người được nhận làm con nuôi như thế nào? Mẫu đơn đề nghị dừng trợ giúp xã hội mới nhất?
- Mẫu 06 - LĐTL Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ: Mục đích, Phương pháp lập và trách nhiệm ghi chuẩn Thông tư 200? Tải về?
- Viết đoạn văn kể về môn học em yêu thích lớp 3 hay, chọn lọc nhất? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu và viết của học sinh lớp 3?
- Những trường hợp không phải sử dụng trang phục trong ngành Kiểm sát nhân dân từ ngày 10/12/2024?
- Mẫu phiếu đánh giá xếp loại viên chức Bộ GDĐT năm 2024? Tải về Mẫu phiếu đánh giá xếp loại viên chức Bộ GDĐT năm 2024?