Nhà tạo lập thị trường trong giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán sẽ do ai lựa chọn?
- Nhà tạo lập thị trường trong giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán sẽ do ai lựa chọn?
- Nhà tạo lập thị trường trong giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán phải là ngân hàng thương mại đúng không?
- Quyền lợi của nhà tạo lập thị trường trong giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán là gì?
- Nhà tạo lập thị trường trong giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán bị loại bỏ tư cách thành viên khi nào?
Nhà tạo lập thị trường trong giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán sẽ do ai lựa chọn?
Quy định về nhà tạo lập thị trường trong giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 95/2018/NĐ-CP như sau:
“Nhà tạo lập thị trường” là tổ chức được Bộ Tài chính lựa chọn để thực hiện quyền, nghĩa vụ trong việc phát hành, giao dịch công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước theo quy định tại Nghị định này.
Theo quy định trên, nhà tạo lập thị trường trong giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán sẽ do Bộ Tài chính lựa chọn để thực hiện quyền, nghĩa vụ trong việc phát hành, giao dịch công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước.
Nhà tạo lập thị trường trong giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán phải là ngân hàng thương mại đúng không?
Điều kiện để đăng ký nhà tạo lập thị trường trong giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán được quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 95/2018/NĐ-CP như sau:
Nhà tạo lập thị trường
1. Điều kiện đăng ký nhà tạo lập thị trường
a) Là ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
b) Có vốn chủ sở hữu thực có trên báo cáo tài chính được kiểm toán của ba năm liền kề trước năm đăng ký làm nhà tạo lập thị trường không thấp hơn mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định của pháp luật liên quan;
c) Có thời gian hoạt động tối thiểu là 03 năm. Trường hợp tổ chức nhận sáp nhập hoặc hình thành sau chia, tách, hợp nhất thì thời gian hoạt động được tính cả thời gian trước khi chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất;
d) Tham gia mua công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường sơ cấp và giao dịch trên thị trường thứ cấp với khối lượng tối thiểu do Bộ Tài chính quy định trong từng thời kỳ.
...
Theo đó, để đăng đăng ký nhà tạo lập thị trường trong giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán thì tổ chức phải đáp ứng những điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 26 nêu trên.
Trong đó có điều kiện phải là ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Nhà tạo lập thị trường (Hình từ Internet)
Quyền lợi của nhà tạo lập thị trường trong giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 95/2018/NĐ-CP, nhà nhà tạo lập thị trường trong giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán có những quyền lợi sau:
- Là đối tượng duy nhất được tham gia vào các phiên phát hành, mua lại hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ theo phương thức đấu thầu.
- Được ưu tiên lựa chọn làm tổ chức bảo lãnh chính đối với các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ và công trái xây dựng Tổ quốc theo phương thức bảo lãnh.
- Được tham gia trao đổi định kỳ về công tác phát hành và định hướng chính sách phát triển thị trường trái phiếu trong từng thời kỳ với Bộ Tài chính.
- Được Kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu Chính phủ để đảm bảo thanh khoản theo quy định.
- Được ưu tiên tham gia các phiên thỏa thuận mua lại hoặc thỏa thuận hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ theo thông báo của Bộ Tài chính.
Nhà tạo lập thị trường trong giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán bị loại bỏ tư cách thành viên khi nào?
Trường hợp nhà tạo lập thị trường trong giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán bị loại bỏ tư cách thành viên được quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 95/2018/NĐ-CP như sau:
Loại bỏ tư cách nhà tạo lập thị trường
1. Nhà tạo lập thị trường bị xem xét loại bỏ tư cách thành viên theo một trong các trường hợp sau:
a) Bị thu hồi hoặc bị rút Giấy phép kinh doanh;
b) Tạm ngừng kinh doanh, hoặc bị giải thể, phá sản;
c) Hoạt động kinh doanh bị kiểm soát đặc biệt theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Có đơn đề nghị không làm nhà tạo lập thị trường;
đ) Không đáp ứng đủ điều kiện duy trì nhà tạo lập thị trường theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định này.
2. Tổ chức bị loại bỏ tư cách nhà tạo lập thị trường được thông báo bằng văn bản và công bố thông tin trên trang tin điện tử của Bộ Tài chính.
3. Tổ chức bị loại bỏ tư cách nhà tạo lập thị trường quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này không được nộp hồ sơ đăng ký trở thành nhà tạo lập thị trường trong vòng 02 năm kể từ ngày bị loại bỏ tư cách.
Như vậy, nhà tạo lập thị trường trong giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán bị xem xét loại bỏ tư cách thành viên khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Bị thu hồi hoặc bị rút Giấy phép kinh doanh.
- Tạm ngừng kinh doanh, hoặc bị giải thể, phá sản.
- Hoạt động kinh doanh bị kiểm soát đặc biệt theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Có đơn đề nghị không làm nhà tạo lập thị trường.
- Không đáp ứng đủ điều kiện duy trì nhà tạo lập thị trường theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?