Có ảnh hưởng đến an toàn thị trường chứng khoán khi có một công ty chứng khoán ngừng hoạt động?
- Có ảnh hưởng đến an toàn thị trường chứng khoán khi có một công ty chứng khoán ngừng hoạt động?
- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán có trách nhiệm gì trong hoạt động giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán?
- Căn cứ vào kết quả hoạt động giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán phải thực hiện các hoạt động nào?
Có ảnh hưởng đến an toàn thị trường chứng khoán khi có một công ty chứng khoán ngừng hoạt động?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 301 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán
1. Giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán là hoạt động thu thập, phân tích thông tin nhằm xác định nguy cơ, rủi ro hệ thống đe dọa đến an ninh, an toàn của thị trường chứng khoán để đưa ra phương án, biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán.
2. Các nguy cơ, rủi ro hệ thống là các tình huống sau hoặc khi có dấu hiệu cho thấy các tình huống sau có thể xảy ra:
a) Một công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quy mô lớn hoặc một số công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán ngừng hoạt động hoặc giải thể, phá sản;
b) Khi xảy ra hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình hoạt động của thị trường hoặc khi có biến động đáng kể của một hoặc một số yếu tố sau ở quy mô toàn thị trường: tổng giá trị vốn hóa, tổng giá trị giao dịch/phiên, tổng giá trị vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán, tổng giá trị cho vay giao dịch ký quỹ tại các công ty chứng khoán, tổng giá trị danh mục ủy thác đầu tư tại các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
...
Như vậy, một công ty chứng khoán có quy mô lớn ngừng hoạt động hoặc một số công ty chứng khoán ngừng hoạt động mới được xem là ảnh hưởng đến an ninh, an toàn thị trường chứng khoán.
Có ảnh hưởng đến an toàn thị trường chứng khoán khi có một công ty chứng khoán ngừng hoạt động? (hình từ internet)
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán có trách nhiệm gì trong hoạt động giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán?
Căn cứ khoản 3 và khoản 4 Điều 301 Nghị định 155/2020/NĐ-CP thì trong hoạt động giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán có trách nhiệm:
(1) Trách nhiệm của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thường xuyên thực hiện giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán, xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán.
- Ngoài ra, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải chủ trì, phối hợp với Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên của Sở giao dịch chứng khoán, thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam tổ chức diễn tập triển khai kế hoạch ứng phó, khắc phục nguy cơ, rủi ro hệ thống trong trường hợp cần thiết.
(2) Trách nhiệm của Sở giao dịch chứng khoán
- Sở giao dịch chứng khoán, thành viên của Sở giao dịch chứng khoán thực hiện giám sát an ninh, an toàn đối với thị trường giao dịch chứng khoán. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và thành viên thực hiện giám sát an ninh, an toàn đối với hệ thống đăng ký, lưu ký, bừ trừ và thanh toán chứng khoán.
- Sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về hoạt động giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Hoặc trong trường hợp đột xuất khi phát hiện nguy cơ, rủi ro hệ thống liên quan đến hoạt động của mình, trong đó bao gồm cả kế hoạch ứng phó, khắc phục nguy cơ, rủi ro hệ thống.
Căn cứ vào kết quả hoạt động giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán phải thực hiện các hoạt động nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 301 Nghị định 155/2020/NĐ-CP thì căn cứ kết quả hoạt động giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán phải:
- Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm tổ chức diễn tập triển khai thực hiện kế hoạch ứng phó, khắc phục nguy cơ, rủi ro hệ thống liên quan đến hoạt động của mình, giám sát hoạt động diễn tập của thành viên.
- Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán, thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, ngân hàng thanh toán có trách nhiệm phối hợp với Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong xây dựng, triển khai, diễn tập kế hoạch ứng phó, khắc phục nguy cơ, rủi ro hệ thống.
- Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên của Sở giao dịch chứng khoán, thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, ngân hàng thanh toán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đồng thời thực hiện công bố trên trang thông tin điện tử của mình về kết quả diễn tập trong thời hạn 10 ngày sau khi kết thúc diễn tập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?