Nhà sản xuất quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa phải cung cấp những thông tin nào cho khách hàng?
Bộ quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa phải gồm những bộ phận nào?
Theo quy định tại tiết 4.2.2 tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6875:2010 (ISO 11612 : 2008), bộ quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa phải che toàn bộ phần phía trên và phía dưới của thân người, cổ, cánh tay và ống chân.
Bộ quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa phải gồm những bộ phận sau:
- Trang phục may liền, ví dụ trang phục áo liền quần hoặc trang phục dùng khi sử dụng nồi hơi, hoặc
- Trang phục may rời, bao gồm một áo và một quần. Áo phải có chiều dài đủ để trùm tối thiểu 20cm tính từ cạp quần. Trong khi sử dụng, khoảng trùm tối thiểu này phải được giữ ở mọi tư thế và rong các chuyển động dự kiến.
Lưu ý: Phải kiểm tra sự phù hợp bằng mắt thường, bao gồm việc đánh giá sự vừa vặn và thử nghiệm thực tế, như đo thực tế trên người khoảng trùm ở mọi tư thế và các chuyển động thông thường gặp phải trong khi sử dụng, khi người sử dụng mặc bộ quần áo có cỡ số thích hợp.
Quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa (Hình từ Internet)
Quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa bắt buộc chịu nhiệt ở nhiệt độ bao nhiêu?
Nhiệt độ chịu nhiết bắt buộc ở quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa được quy định tại tiết 6.2.1 tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6875:2010 (ISO 11612 : 2008) như sau:
Yêu cầu chung
...
6.2. Tính chịu nhiệt
6.2.1. Tính chịu nhiệt ở nhiệt độ (180 ± 5)oC
Khi thử theo TCVN 7206 (ISO 17493) ở nhiệt độ (180 ± 5)oC, toàn bộ vải và phần cứng sử dụng trong trang phục và/hoặc tổ hợp quần áo phải không bốc cháy hoặc nóng chảy và không co lại quá 5%.
6.2.2. Yêu cầu không bắt buộc – Tính chịu nhiệt ở nhiệt độ (260 ± 5) oC
Nếu vật liệu của trang phục một lớp hoặc vật liệu làm lớp lót trong cùng của trang phục nhiều lớp dự kiến dùng để mặc sát da, thì vật liệu này phải được thử theo TCVN 7206 (ISO 17493) ở nhiệt độ (260 ± 5)oC. Cùng với việc đáp ứng các yêu cầu của 6.2.1, vật liệu phải không bốc cháy hoặc nóng chảy và không co lại quá 10%.
CHÚ THÍCH: Sự co lại do nhiệt có khả năng làm giảm mức độ bảo vệ chống nhiệt của trang phục do giảm khoảng không khí cách ly giữa trang phục và cơ thể người. Vì vậy, phải tránh sự co lại do nhiệt trong trang phục bảo vệ chống nhiệt và lửa, đặc biệt trong trường hợp tồn tại nguy cơ nhiệt và lửa có thể tác động đến một khoảng rộng của trang phục.
...
Theo quy định trên, đối với yêu cầu bắt buộc: khi thử theo TCVN 7206 (ISO 17493) ở nhiệt độ (180 ± 5)oC, toàn bộ vải và phần cứng sử dụng trong trang phục và/hoặc tổ hợp quần áo phải không bốc cháy hoặc nóng chảy và không co lại quá 5%.
Nhà sản xuất quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa phải cung cấp những thông tin nào cho khách hàng?
Căn cứ Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6875:2010 (ISO 11612 : 2008), nhà sản xuất quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa phải cung cấp những thông tin sau:
(1) Phải cung cấp cho khách hàng quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa kèm theo thông tin được viết ít nhất bằng ngôn ngữ chính thống của quốc gia sẽ sử dụng.
(2) Nhà sản xuất phải cung cấp thông tin theo quy định trong TCVN 6689 (ISO 13688). Nhà sản xuất phải đưa càng nhiều thông tin càng tốt về các hệ số độ bền đã biết, đặc biệt là độ bền đối với việc làm sạch. Trong trường hợp tiến hành xử lý hoàn tất để có thể phục hồi các tính chất bảo vệ thì phải ghi rõ số chu kỳ làm sạch tối đa trước khi tiến hành lại xử lý hoàn tất.
(3) Nhà sản xuất phải ghi cả các lưu ý trong thông tin đưa ra cho các phần của quần áo cần mặc để bảo vệ cơ thể người theo phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này.
(4) Nhà sản xuất phải ghi cả các lưu ý trong thông tin đưa ra đối với ảnh hưởng văng bắn bất ngờ của hóa chất hoặc chất lỏng có thể cháy trên quần áo được đề cập bởi tiêu chuẩn này trong khi mặc, người mặc phải ngay lập tức cởi áo và tháo bỏ cẩn thận trang phục, bảo đảm hóa chất hoặc chất lỏng không tiếp xúc với bất kỳ phần nào của da. Sau đó quần áo phải được làm sạch và không được sử dụng tiếp.
(5) Nếu thực hiện phép thử không bắt buộc trong 7.8 đối với toàn bộ trang phục, nhà sản xuất phải cung cấp một báo cáo trong thông tin gồm ít nhất các kết quả theo mục d) của Phụ lục C.
(6) Nếu công bố trang phục dùng để bảo vệ chống nhôm nóng chảy văng bắn hoặc sắt nóng chảy văng bắn hoặc cả hai và vì vậy đánh giá trang phục theo 7.4 hoặc 7.5 hoặc cả hai, thì nhà sản xuất chỉ rõ trong trường hợp có kim loại nóng chảy văng bắn, người sử dụng phải rời khỏi nơi làm việc ngay lập tức và cởi bỏ trang phục. Nhà sản xuất cũng phải đưa ra cảnh báo trong trường hợp có kim loại nóng chảy văng bắn, nếu mặc trang phục sát da thì có thể không loại bỏ được tất cả rủi ro do cháy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?