Nhà nước thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử phải dựa trên nguyên tắc gì?
- Nhà nước thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử phải dựa trên nguyên tắc gì?
- Những hành vi nào liên quan đến độc lập chủ quyền quốc gia bị nghiêm cấm trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử?
- Cơ quan nào có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về an toàn hạt nhân?
Nhà nước thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử phải dựa trên nguyên tắc gì?
Căn cứ theo quy định Điều 11 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử như sau:
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
1. Nhà nước thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi.
2. Nhà nước tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài và tổ chức quốc tế hợp tác trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, nhà nước thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi.
Ngoài ra, nhà nước còn tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài và tổ chức quốc tế hợp tác trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Nhà nước thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử phải dựa trên nguyên tắc gì? (Hình từ internet)
Những hành vi nào liên quan đến độc lập chủ quyền quốc gia bị nghiêm cấm trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 về những hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Lợi dụng, lạm dụng hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử để xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, can thiệp vào công việc nội bộ, đe dọa an ninh và lợi ích quốc gia; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, gây tổn hại cho sức khỏe, tính mạng con người, môi trường.
2. Nghiên cứu, phát triển, chế tạo, mua bán, vận chuyển, chuyển giao, tàng trữ, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí bức xạ.
3. Tiến hành công việc bức xạ mà chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định của pháp luật.
4. Nhập khẩu chất thải phóng xạ.
5. Vận chuyển chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân bằng đường bưu điện.
6. Vận chuyển chất phóng xạ, chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân (sau đây gọi chung là vật liệu phóng xạ) bằng các phương tiện không được thiết kế bảo đảm an toàn, an ninh hoặc không có thiết bị bảo đảm an toàn, an ninh.
7. Sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm, đồ chơi, đồ trang sức, sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng khác có hoạt độ phóng xạ cao hơn mức quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
8. Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn, an ninh và các điều kiện ghi trong giấy phép.
9. Cản trở trái pháp luật hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
10. Trợ giúp dưới mọi hình thức hoạt động trái pháp luật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
11. Xâm phạm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo đảm an toàn, an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
12. Chiếm đoạt, phá hoại; chuyển giao, sử dụng bất hợp pháp nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân.
13. Che dấu thông tin về sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân; đưa thông tin không có căn cứ, không đúng sự thật về sự cố làm tổn hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
14. Sử dụng sai mục đích, tiết lộ thông tin bí mật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
Theo đó, những hành vi liên quan đến độc lập chủ quyền quốc gia bị nghiêm cấm trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử đó là:
Hành vi lợi dụng, lạm dụng hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử để xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, can thiệp vào công việc nội bộ, đe dọa an ninh và lợi ích quốc gia, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, gây tổn hại cho sức khỏe, tính mạng con người, môi trường.
Cơ quan nào có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về an toàn hạt nhân?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân
Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân;
2. Tổ chức việc khai báo chất phóng xạ, thiết bị bức xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân và việc cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo thẩm quyền;
3. Thẩm định và tổ chức thẩm định an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân;
4. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân, tạm dừng công việc bức xạ theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm dừng vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu, vận hành nhà máy điện hạt nhân khi phát hiện các yếu tố không an toàn;
5. Tổ chức thực hiện hoạt động kiểm soát hạt nhân theo quy định của pháp luật;
6. Tham gia ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân theo thẩm quyền;
7. Xây dựng và cập nhật hệ thống thông tin quốc gia về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân;
8. Tổ chức và phối hợp tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân;
9. Tổ chức thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân.
Theo đó, Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 8 Luật Năng lượng nguyên tử 2008.
Mà một trong những nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân là giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện việc xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân.
Như vậy, cơ quan mà có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về an toàn hạt nhân là Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?