Nhà nước thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản như thế nào? Trường hợp không nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thì bị phạt thế nào?
Nhà nước thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản như thế nào?
Tại Điều 77 Luật Khoáng sản 2010 quy định về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản như sau:
Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Nhà nước thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thông qua đấu giá hoặc không đấu giá.
2. Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được xác định căn cứ vào giá, trữ lượng, chất lượng khoáng sản, loại hoặc nhóm khoáng sản, điều kiện khai thác khoáng sản.
3. Chính phủ quy định cụ thể phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Theo đó thì tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản được nhà nước thu dựa trên giá, trữ lượng, chất lượng khoáng sản, loại hoặc nhóm khoáng sản, điều kiện khai thác khoáng sản.
Nhà nước thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản như thế nào? Trường hợp không nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thì bị phạt thế nào? (Hình từ Internet)
Có thể nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo phương thức nộp một lần hay nhiều lần?
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Nghị định 67/2019/NĐ-CP quy định về phương thức thu, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản như sau:
Phương thức thu, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
1. Thu một lần bằng 100% tổng số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với các trường hợp sau:
a) Giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường có thời gian khai thác đến 05 năm hoặc tổng giá trị tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đến 01 (một) tỷ đồng;
b) Giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thời gian khai thác đến 03 năm hoặc tổng giá trị tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đến 500 (năm trăm) triệu đồng.
2. Thu nhiều lần đối với các trường hợp không thuộc khoản 1 Điều này, cách thu được quy định như sau:
a) Lần đầu thu với số tiền được tính bằng 30% tổng số tiền chia cho nửa thời hạn khai thác, theo công thức sau:
Tlđ = T : (X : 2) x 30%
b) Từ lần thứ hai thu bằng tổng số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trừ (-) đi số tiền thu lần đầu và chia đều cho số năm phải nộp còn lại và hoàn thành việc thu vào nửa đầu thời hạn cấp phép, theo công thức sau:
Thn = (T - Tlđ) : [(X : 2) - 1]
Trong đó:
- T: tổng số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;
- Tlđ: số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản phải nộp lần đầu;
- Thn: số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản phải nộp từ lần thứ hai;
- X: thời hạn khai thác ghi trên Giấy phép khai thác.
Theo đó thì có thể nộp tiền ấp quyền khai thác khoáng sản theo hai hình thức là nộp một lần bằng 100% tổng số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và thu nhiều lần tuy theo các trường hợp được quy định tại Điều trên.
Đồng thời tại khoản 5 Điều này có quy định thêm như sau:
- Việc thu, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được thực hiện theo đúng quy định pháp luật về quản lý thuế và quy định tại Nghị định này.
- Trường hợp đang tạm tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thì sau khi có quyết định phê duyệt chính thức, tiền chậm nộp chỉ tính đối với phần thu tiền bổ sung và được tính là sau 90 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra thông báo thu phần tiền bổ sung.
Trường hợp không nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thì bị phạt thế nào?
Về trường hợp không nộp tiền cấp quyền khai thác khoang sản sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 6 Điều 36 Nghị định 36/2020/NĐ-CP như sau:
Vi phạm các quy định về xây dựng cơ bản mỏ, báo cáo kết quả hoạt động khai thác khoáng sản, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thăm dò nâng cấp trữ lượng, tài nguyên khoáng sản
...
6. Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp sau thời hạn kỳ cuối cùng của năm phải nộp mà không nộp đủ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của năm đó hoặc không nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của năm liền kề trước thời điểm thanh toa, kiểm tra theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp không nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản sau thời hạn kỳ cuối cùng của năm phải nộp và của năm liền kề trước đó theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...
Theo đó đối với hành vi không nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 06 tháng, cụ thể theo quy định nêu trên.
Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?