Nhà máy xử lý nước thải có phải là hoạt động công ích không? Giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công thực hiện theo các phương thức nào?
Hiểu như thế nào về sản xuất dịch vụ công ích?
Để xem có phải là sản phẩm, dịch vụ công ích hay không thì phải đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau theo quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 3 Nghị định 32/2019/NĐ-CP về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công; sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích:
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Sản phẩm, dịch vụ công là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh mà Nhà nước phải tổ chức thực hiện trong các lĩnh vực: Giáo dục đào tạo; giáo dục nghề nghiệp; y tế; văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin và truyền thông; khoa học và công nghệ; tài nguyên và môi trường; giao thông vận tải; nông nghiệp và phát triển nông thôn; công thương; xây dựng; lao động thương binh và xã hội; tư pháp và các lĩnh vực khác theo quy định của Chính phủ. Sản phẩm, dịch vụ công bao gồm dịch vụ sự nghiệp công và sản phẩm, dịch vụ công ích.
...
- Sản phẩm, dịch vụ công ích là sản phẩm, dịch vụ mà việc sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí hoặc sản phẩm, dịch vụ có tính chất đặc thù; được Nhà nước trợ giá phần chênh lệch giữa giá tiêu thụ, giá sản phẩm dịch vụ theo quy định của Nhà nước hoặc phần chênh lệch giữa số tiền do người được hưởng sản phẩm, dịch vụ công ích thanh toán theo quy định của Nhà nước, với chi phí hợp lý của nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích để sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng (hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành nếu có)."
Nhà máy xử lý nước thải có phải là hoạt động công ích không?
Nhà máy xử lý nước thải có phải là hoạt động công ích không?
Đồng thời, tại Điều 5 Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định về danh mục sản phẩm, dịch vụ công như sau:
- Danh mục sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên, gồm:
+ Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước;
+ Danh mục sản phẩm, dịch vụ công ích.
- Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước quy định tại Phụ lục I (Biểu 01 và Biểu 02) ban hành kèm theo Nghị định này, gồm:
+ Biểu 01. Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước theo ngành, lĩnh vực.
Chi tiết các danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước của các bộ, cơ quan trung ương theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; chi tiết các danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Biểu 02. Một số danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
- Danh mục sản phẩm, dịch vụ công ích quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
- Trường hợp trong từng thời kỳ có điều chỉnh, bổ sung danh mục sản phẩm, dịch vụ công quy định tại khoản 2, khoản 3 của Điều này (nếu có), các bộ, cơ quan trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ và các cơ quan có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định sửa đổi, bổ sung danh mục sản phẩm, dịch vụ công từ dự toán chi của ngân sách trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sửa đổi, bổ sung danh mục sản phẩm, dịch vụ công từ dự toán chi của ngân sách địa phương. Danh mục sản phẩm, dịch vụ công điều chỉnh, bổ sung mới được thực hiện theo các quy định tại Nghị định này."
Như vậy, nếu hoạt động cấp thoát nước này đáp ứng các tiêu chí theo quy định trên. Cũng như sau khi tra trong Phụ lục ban hành kèm theo thì Dịch vụ cấp, thoát nước đô thị thuộc Phụ Lục II (Các sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện đặt hàng; Các sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện đấu thầu hoặc đặt hàng) nó được xem là dịch vụ công ích.
Giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công thực hiện theo các phương thức nào?
Theo Điều 6 Nghị định 32/2019/NĐ-CP, phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công được quy định như sau:
"Điều 6. Phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công
1. Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện theo các phương thức: Giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu.
2. Sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện theo các phương thức: Đặt hàng, đấu thầu (hoặc giao nhiệm vụ trong trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định).
3. Các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân cấp huyện hoặc cơ quan quản lý trực thuộc được ủy quyền lựa chọn phương thức cung cấp sản phẩm, dịch vụ công phù hợp, đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này và quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có)."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?