Nhà giáo dạy thực hành trình độ cao đẳng có Trình độ chuyên môn, Trình độ ngoại ngữ và Trình độ tin học như thế nào để đảm bảo tiêu chí về năng lực chuyên môn?
- Nhà giáo dạy thực hành trình độ cao đẳng có Trình độ chuyên môn như thế nào để đảm bảo tiêu chí về năng lực chuyên môn?
- Trình độ ngoại ngữ và Trình độ tin học của nhà giáo dạy thực hành trình độ cao đẳng như thế nào để đảm bảo tiêu chí về năng lực chuyên môn?
- Để đáp ứng tiêu chí về năng lực phát triển nghề nghiệp, tiêu chuẩn về Học tập, bồi dưỡng nâng cao đối với nhà giáo dạy lý thuyết trình độ cao đẳng cần như thế nào?
Nhà giáo dạy thực hành trình độ cao đẳng có Trình độ chuyên môn như thế nào để đảm bảo tiêu chí về năng lực chuyên môn?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 32 Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi bởi điểm b khoản 7 Điều 1 Thông tư 21/2020/TT-BLĐTBXH quy định về Tiêu chuẩn 1 về Trình độ chuyên môn như sau:
Tiêu chuẩn 1 về Trình độ chuyên môn
...
2. Đối với nhà giáo dạy thực hành
a) Có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với ngành, nghề giảng dạy để dạy thực hành trình độ cao đẳng sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Bậc 3 hoặc chứng nhận bậc thợ 5/7, 4/6 trở lên hoặc chứng nhận nghệ nhân ưu tú, nghệ sĩ ưu tú, thầy thuốc ưu tú trở lên hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề hoặc tương đương;
b) Thực hiện thành thạo các kỹ năng của ngành, nghề được phân công giảng dạy;
c) Tổ chức thành thạo các hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ ngành, nghề được phân công giảng dạy;
d) Nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của ngành, nghề được phân công giảng dạy.
...
Theo đó, tiêu chuẩn về Trình độ chuyên môn đối với nhà giáo dạy thực hành trình độ cao đẳng như sau:
- Có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với ngành, nghề giảng dạy để dạy thực hành trình độ cao đẳng sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Bậc 3 hoặc chứng nhận bậc thợ 5/7, 4/6 trở lên hoặc chứng nhận nghệ nhân ưu tú, nghệ sĩ ưu tú, thầy thuốc ưu tú trở lên hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề hoặc tương đương;
- Thực hiện thành thạo các kỹ năng của ngành, nghề được phân công giảng dạy;
- Tổ chức thành thạo các hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ ngành, nghề được phân công giảng dạy;
- Nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của ngành, nghề được phân công giảng dạy.
Nhà giáo dạy thực hành trình độ cao đẳng có Trình độ chuyên môn như thế nào? (Hình từ Internet)
Trình độ ngoại ngữ và Trình độ tin học của nhà giáo dạy thực hành trình độ cao đẳng như thế nào để đảm bảo tiêu chí về năng lực chuyên môn?
Căn cứ theo Điều 33 Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 21/2020/TT-BLĐTBXH quy định Tiêu chuẩn 2 về Trình độ ngoại ngữ như sau:
Tiêu chuẩn 2 về Trình độ ngoại ngữ
Có năng lực sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định.
Căn cứ theo Điều 34 Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 21/2020/TT-BLĐTBXH quy định Tiêu chuẩn về Trình độ tin học như sau:
Tiêu chuẩn 3 về Trình độ tin học
Có năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định.
Như vậy, nhà giáo dạy thực hành trình độ cao đẳng có năng lực sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện nhiệm vụ của mình theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định.
Tiêu chuẩn về Trình độ tin học yêu cầu có năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy thực hành trình độ cao đẳng theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định.
Để đáp ứng tiêu chí về năng lực phát triển nghề nghiệp, tiêu chuẩn về Học tập, bồi dưỡng nâng cao đối với nhà giáo dạy lý thuyết trình độ cao đẳng cần như thế nào?
Căn cứ theo Điều 44 Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH quy định Tiêu chuẩn 1 về Học tập, bồi dưỡng nâng cao như sau:
Tiêu chuẩn 1 về Học tập, bồi dưỡng nâng cao
1. Thường xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục với đồng nghiệp; tham gia bồi dưỡng đồng nghiệp theo yêu cầu phát triển của phòng, khoa, tổ bộ môn.
2. Tham gia hội giảng các cấp.
3. Thường xuyên tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
4. Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề, công nghệ, phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu của giáo dục nghề nghiệp.
Theo quy định trên, để đáp ứng tiêu chí về năng lực phát triển nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học, tiêu chuẩn về Học tập, bồi dưỡng nâng cao đối với nhà giáo dạy lý thuyết trình độ cao đẳng được quy định như sau:
- Thường xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục với đồng nghiệp; tham gia bồi dưỡng đồng nghiệp theo yêu cầu phát triển của phòng, khoa, tổ bộ môn.
- Tham gia hội giảng các cấp.
- Thường xuyên tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
- Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề, công nghệ, phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu của giáo dục nghề nghiệp.
Lưu ý, Thông tư này không áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy nhóm ngành đào tạo giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo; nhà giáo giảng dạy tại các trường cao đẳng, trường trung cấp thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Công an.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?