Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì có được tổ chức đi tham quan, trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị trong nước không?

Xin cho hỏi nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại trường chuyên biệt khi đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì có được tổ chức đi tham quan, trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị trong nước hay không? Câu hỏi của chị Loan đến từ Đà Nẵng.

Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì có được tổ chức đi tham quan, trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị trong nước hay không?

Cán bộ quản lý giáo dục

Cán bộ quản lý giáo dục (Hình từ Internet)

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Mục II Thông tư liên tịch 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTCĐiều 2 Thông tư 42/2020/TT-BGDĐT thì:

CÁC CHẾ ĐỘ ĐƯỢC HƯỞNG
1. Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nhà giáo, CBQLGD thuộc đối tượng áp dụng tại khoản 1 mục I Thông tư này hiện đang công tác ở trường chuyên biệt:
- Được cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo có thẩm quyền cử đi học bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ thì được đài thọ tiền mua tài liệu học tập (không tính tài liệu tham khảo), tiền học phí và thanh toán tiền mua vé tàu, xe, tiền thuê chỗ ở, phụ cấp công tác trong thời gian đi học theo chế độ công tác phí hiện hành;
- Khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của năm học (đạt danh hiệu lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua, được cấp bằng lao động sáng tạo) thì được đơn vị tổ chức đi tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị trong nước mỗi năm ít nhất 1 lần và được đài thọ chi phí bao gồm tiền mua vé tàu, xe, tiền thuê chỗ ở, công tác phí theo chế độ công tác phí hiện hành và các chi phí khác cho việc tổ chức đi tham quan thực tế phát sinh có đủ chứng từ hợp lệ và trong phạm vi dự toán được duyệt.

Theo đó, chỉ có những người đạt danh hiệu "Lao động tiên tiến", "Chiến sĩ thi đua", được cấp bằng lao động sáng tạo thì mới được cử đi tham quan, trao đổi với các đơn vị khác trong nước.

Các danh hiệu này thực hiện theo quy định tại Nghị định 91/2017/NĐ-CPThông tư 21/2020/TT-BGDĐT hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục

Còn Nghị định 90/2020/NĐ-CP chỉ quy định về đánh giá, xếp loại cán bộ, công viên chức về mức độ hoàn thành nhiệm vụ thôi chứ không trao các danh hiệu, khen thưởng. Do đó, không dùng Nghị định 90/2020/NĐ-CP để xét trường hợp Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được tổ chức đi tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị trong nước mỗi năm ít nhất 1 lần và được đài thọ chi phí bao gồm tiền mua vé tàu, xe...

Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cần đáp ứng những điều kiện gì để được xét danh hiệu "Chiến sĩ thi đua"?

Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 91/2017/NĐ-CP quy định về danh hiệu "Chiến sĩ thi đua" đối với Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cần đáp ứng những điều kiện như sau:

- Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc nhất được lựa chọn trong số những cá nhân có hai lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương.

Sáng kiến (là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp công tác, giải pháp tác nghiệp, giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật) hoặc đề tài nghiên cứu khoa học, để làm căn cứ xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” phải được áp dụng thực tiễn đạt hiệu quả cao và có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc. Sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu (đối với Lực lượng vũ trang) phải đạt hiệu quả cao và có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc.

Việc công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học do người đứng đầu bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương xem xét, công nhận. Việc công nhận mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và phạm vi ảnh hưởng do Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, công nhận.

- Danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân có ba lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.

Sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học để làm căn cứ xét tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương do người đứng đầu bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương xem xét, công nhận. Sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu do Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, công nhận.

- Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét tặng hàng năm cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

+ Đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sĩ tiên tiến”;

+ Có sáng kiến để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được cơ sở công nhận hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu được áp dụng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được đơn vị công nhận.

Tỷ lệ cá nhân được công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” do bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương căn cứ vào tình hình thực tiễn quy định cho phù hợp, nhưng không quá 15% tổng số cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”.

Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cần đáp ứng những điều kiện gì để được xét danh hiệu "Lao động tiên tiến"?

Theo Điều 10 Nghị định 91/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cần đáp ứng để đạt Danh hiệu “Lao động tiên tiến" cụ thể như sau:

- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Luật thi đua, khen thưởng.

- Cá nhân tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân dẫn đến bị thương tích cần điều trị, điều dưỡng theo kết luận của cơ sở y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên thì thời gian điều trị, điều dưỡng được tính để bình xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”.

- Cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian học tập được tính vào thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị để được bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Trường hợp cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ 01 năm trở lên, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, có kết quả học tập từ loại khá trở lên thì được tính để xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”.

- Thời gian nghỉ thai sản theo, quy định được tính để bình xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”.

- Đối với cá nhân chuyển công tác, cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm bình xét, tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” (trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan cũ từ 06 tháng trở lên phải có ý kiến nhận xét của cơ quan cũ).

Trường hợp cá nhân được điều động, biệt phái đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong một thời gian nhất định thì việc bình xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” do cơ quan, tổ chức, đơn vị điều động, biệt phái xem xét quyết định và được cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận cá nhân được điều động, biệt phái xác nhận.

- Không xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” đối với các cá nhân mới tuyển dụng dưới 10 tháng; bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.

Cán bộ quản lý giáo dục
Chiến sĩ thi đua
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Các tiêu chuẩn để được xét danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân trong công an nhân dân
Pháp luật
Chiến sĩ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân tặng cho cá nhân nào? Ai quyết định tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua?
Pháp luật
Thời điểm xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua Tòa án nhân dân là khi nào? Lưu ý khi tổ chức trao tặng danh hiệu thi đua?
Pháp luật
Xét tặng Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh cần có điều kiện về thành tích như thế nào? Danh hiệu thi đua đối với cá nhân bao gồm những danh hiệu nào?
Pháp luật
Mức tiền thưởng cho cán bộ được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua Bộ Ngoại giao hiện nay là bao nhiêu?
Pháp luật
Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” là gì? Ai có thẩm quyền xem xét và công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” trong Quân đội nhân dân Việt Nam?
Pháp luật
Cờ thi đua của Chính phủ và Chiến sĩ thi đua toàn quốc đều là các danh hiệu thi đua cấp Nhà nước đúng không?
Pháp luật
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua Tòa án nhân dân hàng năm từ 11/6/2024 thế nào?
Pháp luật
Huy hiệu chiến sĩ thi đua tòa án nhân dân có kết cấu được chia thành bao nhiêu phần? Cuốn huy hiệu chiến sĩ thi đua tòa án nhân dân có chất liệu bằng gì?
Pháp luật
Bằng chứng nhận Chiến sĩ thi đua Tòa án nhân dân có kích thước bằng bao nhiêu? Bằng chứng nhận này có hình nền màu gì?
Pháp luật
Tiền thưởng danh hiệu thi đua đối với chiến sĩ thi đua cấp cơ sở hiện nay là bao nhiêu? Khi tính tiền thưởng phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cán bộ quản lý giáo dục
1,532 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cán bộ quản lý giáo dục Chiến sĩ thi đua

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cán bộ quản lý giáo dục Xem toàn bộ văn bản về Chiến sĩ thi đua

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào