Nhà đầu tư nước ngoài có được quyền mua cổ phần của cổ đông Ngân hàng thương mại cổ phần không?
Nhà đầu tư nước ngoài có được quyền mua cổ phần của cổ đông Ngân hàng thương mại cổ phần không?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 01/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức mua cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài
1. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của cổ đông của tổ chức tín dụng cổ phần.
2. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trong trường hợp tổ chức tín dụng cổ phần bán cổ phần để tăng vốn điều lệ hoặc bán cổ phiếu quỹ.
3. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trong trường hợp tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 01/2014/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức tín dụng cổ phần là tổ chức tín dụng được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, bao gồm: Ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính cổ phần, công ty cho thuê tài chính cổ phần.
2. Tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần là tổ chức tín dụng đang thực hiện chuyển đổi hình thức pháp lý từ tổ chức tín dụng hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn thành tổ chức tín dụng hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần.
3. Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm tổ chức nước ngoài và cá nhân nước ngoài.
...
Theo quy định trên thì nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của cổ đông của tổ chức tín dụng cổ phần.
Tổ chức tín dụng cổ phần là tổ chức tín dụng được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, bao gồm:
- Ngân hàng thương mại cổ phần,
- Công ty tài chính cổ phần,
- Công ty cho thuê tài chính cổ phần.
Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài được quyền mua cổ phần của cổ đông Ngân hàng thương mại cổ phần.
Nhà đầu tư nước ngoài có được quyền mua cổ phần của cổ đông Ngân hàng thương mại cổ phần không? (Hình từ Internet)
Một nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu bao nhiêu % cổ phần của một Ngân hàng thương mại cổ phần?
Tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 01/2014/NĐ-CP như sau:
Tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài
1. Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một cá nhân nước ngoài không được vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam.
2. Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một tổ chức nước ngoài không được vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.
3. Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam.
4. Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư nước ngoài đó không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam.
5. Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam. Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức tín dụng phi ngân hàng Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật đối với công ty đại chúng, công ty niêm yết.
6. Trong trường hợp đặc biệt để thực hiện cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém, gặp khó khăn, bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, Thủ tướng Chính phủ quyết định tỷ lệ sở hữu cổ phần của một tổ chức nước ngoài, một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức tín dụng cổ phần yếu kém được cơ cấu lại vượt quá giới hạn quy định tại các Khoản 2, 3, 5 Điều này đối với từng trường hợp cụ thể.
...
Như vậy, theo quy định, một nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu tối đa 20% vốn điều lệ của một Ngân hàng thương mại cổ phần.
Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của cổ đông Ngân hàng thương mại cổ phần có quyền hạn gì?
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 01/2014/NĐ-CP thì nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của cổ đông Ngân hàng thương mại cổ phần có các quyền sau đây:
(1) Có đầy đủ quyền của cổ đông theo quy định của pháp luật Việt Nam, Điều lệ của tổ chức tín dụng cổ phần mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần và thỏa thuận phù hợp với pháp luật Việt Nam trong hợp đồng mua, bán cổ phần giữa nhà đầu tư nước ngoài với tổ chức tín dụng Việt Nam.
(2) Được chuyển ra nước ngoài các khoản thu nhập từ đầu tư, mua cổ phần, các khoản thu từ chuyển nhượng cổ phần sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(3) Được tham gia hoặc cử người đại diện tham gia Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Người điều hành của tổ chức tín dụng cổ phần theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng cổ phần mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần và quy định của pháp luật Việt Nam.
(4) Được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Như thế nào là chở hàng cồng kềnh? Lỗi chở hàng cồng kềnh 2025 bị phạt bao nhiêu? Kích thước chở hàng xe máy?
- Điều kiện để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam là gì?
- Viết đoạn văn kể lại hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh Tiếng việt 3? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Dịch vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ là gì? Hợp đồng cung ứng dịch vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ cần có những nội dung nào?
- Trình tự thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai theo Thông tư 61/2024 như thế nào?