Nguyên tắc quản lý và sử dụng giảng viên của Kiểm toán nhà nước được quy định ra sao? Giảng viên của Kiểm toán nhà nước cần đáp ứng những tiêu chuẩn chung nào?
Nguyên tắc quản lý và sử dụng giảng viên của Kiểm toán nhà nước được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 4 Quy định về giảng viên của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 479/QĐ-KTNN năm 2019 quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý và sử dụng giảng viên
1. Ưu tiên mời giảng viên của Kiểm toán nhà nước giảng dạy đối với tất cả các môn học, các chuyên đề thuộc chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước. Việc mời các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và giảng viên ngoài Kiểm toán nhà nước giảng dạy chỉ được thực hiện trong trường hợp đội ngũ giảng viên của Kiểm toán nhà nước không bố trí được thời gian hoặc không đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn.
2. Đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước trong việc mời giảng dạy theo quy định và quyền lợi của giảng viên.
3. Trước khi tham gia giảng dạy các lớp đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước, công chức, viên chức Kiểm toán nhà nước phải báo cáo của Thủ trưởng đơn vị nơi công tác hoặc Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước (đối với Thủ trưởng đơn vị).
Đối chiếu quy định trên, nguyên tắc quản lý và sử dụng giảng viên của Kiểm toán nhà nước được quy định như sau:
- Ưu tiên mời giảng viên của Kiểm toán nhà nước giảng dạy đối với tất cả các môn học, các chuyên đề thuộc chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước.
Việc mời các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và giảng viên ngoài Kiểm toán nhà nước giảng dạy chỉ được thực hiện trong trường hợp đội ngũ giảng viên của Kiểm toán nhà nước không bố trí được thời gian hoặc không đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn.
- Đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước trong việc mời giảng dạy theo quy định và quyền lợi của giảng viên.
- Trước khi tham gia giảng dạy các lớp đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước, công chức, viên chức Kiểm toán nhà nước phải báo cáo của Thủ trưởng đơn vị nơi công tác hoặc Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước (đối với Thủ trưởng đơn vị).
Nguyên tắc quản lý và sử dụng giảng viên của Kiểm toán nhà nước được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Giảng viên của Kiểm toán nhà nước cần đáp ứng những tiêu chuẩn chung nào?
Theo quy định khoản 1 Điều 5 Quy định về giảng viên của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 479/QĐ-KTNN năm 2019 quy định như sau:
Tiêu chuẩn của giảng viên
1. Tiêu chuẩn chung
Giảng viên của Kiểm toán nhà nước phải đảm bảo đủ các tiêu chuẩn như sau:
a) Có lý lịch bản thân rõ ràng, phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
b) Có trình độ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và nội dung chuyên đề tham gia giảng dạy;
c) Có kinh nghiệm thực tiễn công tác trong Ngành từ 05 năm trở lên hoặc có kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy từ 05 năm trở lên tại các cơ sở giáo dục đại học;
d) Có phương pháp sư phạm đáp ứng yêu cầu giảng dạy.
...
Theo đó, giảng viên của Kiểm toán nhà nước cần đáp ứng những tiêu chuẩn chung sau đây:
- Có lý lịch bản thân rõ ràng, phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
- Có trình độ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và nội dung chuyên đề tham gia giảng dạy;
- Có kinh nghiệm thực tiễn công tác trong Ngành từ 05 năm trở lên hoặc có kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy từ 05 năm trở lên tại các cơ sở giáo dục đại học;
- Có phương pháp sư phạm đáp ứng yêu cầu giảng dạy.
Giảng viên của Kiểm toán nhà nước được hưởng những quyền lợi gì?
Theo quy định tại Điều 7 Quy định về giảng viên của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 479/QĐ-KTNN năm 2019 quy định giảng viên của Kiểm toán nhà nước được hưởng những quyền lợi sau đây:
- Được cơ sở đào tạo, bồi dưỡng mời tham gia giảng dạy sắp xếp, bố trí, tạo điều kiện về phương tiện và trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy; được đơn vị trực tiếp quản lý tạo điều kiện về thời gian và các điều kiện khác để tham gia xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu, giáo trình và giảng dạy tại Kiểm toán nhà nước.
- Được đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng phương pháp sư phạm đảm bảo đáp ứng yêu cầu công tác giảng dạy; tham gia các hội thảo, tọa đàm khoa học thuộc lĩnh vực giảng dạy; tham gia sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ và được tạo điều kiện nghiên cứu khoa học tại Kiểm toán nhà nước.
- Được hưởng thù lao giảng dạy, thù lao xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng và các chế độ, quyền lợi khác theo quy định của Nhà nước và Kiểm toán nhà nước.
- Được quyền trao đổi để thống nhất với Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán về thời gian tham gia giảng dạy để đảm bảo cùng hoàn thành nhiệm vụ tại đơn vị công tác và nhiệm vụ giảng dạy.
- Khối lượng, chất lượng, kết quả giảng dạy cũng như kết quả tham gia xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu của giảng viên là một trong những căn cứ để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, xét thi đua, khen thưởng hàng năm; là điều kiện ưu tiên khi xét thi nâng ngạch, quy hoạch và bổ nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
- Được áp dụng xét phong tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”, xét bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh Giáo sư, Phó giáo sư theo các quy định của Nhà nước như đối với giảng viên đại học theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Thông tư 01/2018/TT-BNV.
- Giảng viên cơ hữu của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán được hưởng chế độ, chính sách như giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?