Nguyên tắc quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào hiện nay?
Nguyên tắc quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?
Nguyên tắc quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định tai Điều 31 Nghị định 37/2023/NĐ-CP như sau:
(1) Việc quản lý, sử dụng vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân phải đảm bảo an toàn, đúng mục đích, hiệu quả đề thực hiện các nhiệm vụ của Quỹ Hỗ trợ nông dân theo quy định Nghị định 37/2023/NĐ-CP;
(2) Đối với quản lý và sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi:
- Quỹ Hỗ trợ nông dân được gửi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi tại Kho bạc nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng thương mại thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo nguyên tắc đảm bảo an toàn và phát triển vốn;
- Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương xây dựng quy chế nội bộ về quản lý và sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để áp dụng trong hệ thống Quỹ Hỗ trợ nông dân, trong đó tối thiểu phải có các nội dung sau: Tiêu chí lựa chọn tổ chức nhận tiền gửi tại điểm a khoản 2 Điều 31 Nghị định 37/2023/NĐ-CP; đảm bảo nguyên tắc an toàn và phát triển vốn; Thẩm quyền quyết định lựa chọn tổ chức nhận tiền gửi.
(3) Việc mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản của Quỹ Hỗ trợ nông dân:
- Quỹ Hỗ trợ nông dân sử dụng cơ sở vật chất của cơ quan Hội nông dân các cấp để bố trí trụ sở làm việc;
- Việc đầu tư, mua sắm tài sản cố định và các tài sản khác (ngoài trụ sở làm việc) phục vụ cho hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân tại mỗi cấp được thực hiện theo kế hoạch do Ban Thường vụ Hội nông dân cùng cấp phê duyệt và trong phạm vi nguồn vốn từ quỹ đầu tư phát triển của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
(4) Khi Quỹ Hỗ trợ nông dân có bằng chứng chắc chắn chứng minh bị tổn thất về tài sản (bao gồm cả tài sản là dư nợ cho vay) thì phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý như sau:
- Xử lý tài sản bảo đảm (nếu có) theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật;
- Trường hợp do nguyên nhân chủ quan thì người gây ra tổn thất phải bồi thường. Thẩm quyền quyết định mức bồi thường thực hiện theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân. Việc xử lý trách nhiệm của người gây ra tổn thất thực hiện theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm;
- Sử dụng khoản dự phòng được trích lập trong chi phí để bù đắp theo quy định của pháp luật;
- Giá trị tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng được trích lập trong chi phí, trường hợp còn thiếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dân. Trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí khác trong kỳ.
Nguyên tắc quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào theo quy định? (hình từ internet)
Chi phí hoạt động nghiệp vụ của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm các khoản chi phí nào?
Chi phí của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định tại Điều 35 Nghị định 37/2023/NĐ-CP như sau:
Chi phí của Quỹ Hỗ trợ nông dân
1. Chi phí của Quỹ Hỗ trợ nông dân là các khoản chi phí phát sinh trong kỳ cần thiết cho hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân, bao gồm:
a) Chi phí hoạt động nghiệp vụ: Chi hoạt động cho vay, chi trích lập dự phòng rủi ro và khoản dự phòng khác (nếu có), chi hoạt động xử lý nợ, chi bảo hiểm và các khoản chi hoạt động nghiệp vụ khác;
b) Chi hoạt động bộ máy: Chi cho cán bộ, người lao động; chi hoạt động quản lý; chi đầu tư, mua sắm tài sản và các khoản chi hoạt động bộ máy khác;
c) Chi nộp thuế, các khoản phí, lệ phí (nếu có) theo quy định của pháp luật;
d) Các khoản chi phí khác.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể các khoản chi phí của Quỹ Hỗ trợ nông dân quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, chi phí hoạt động nghiệp vụ của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm chi hoạt động cho vay, chi trích lập dự phòng rủi ro và khoản dự phòng khác (nếu có), chi hoạt động xử lý nợ, chi bảo hiểm và các khoản chi hoạt động nghiệp vụ khác.
Thu nhập của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm những gì?
Thu nhập của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định tại Điều 34 Nghị định 37/2023/NĐ-CP như sau:
Thu nhập của Quỹ Hỗ trợ nông dân
1. Các khoản thu nhập của Quỹ Hỗ trợ nông dân, gồm:
a) Thu từ lãi cho vay theo quy định tại Nghị định này;
b) Thu phí nhận ủy thác;
c) Thu lãi tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội và ngân hàng thương mại;
d) Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể các khoản thu nhập của Quỹ Hỗ trợ nông dân quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, thu nhập của Quỹ Hỗ trợ nông dân bao gồm:
- Thu từ lãi cho vay theo quy định tại Nghị định này;
- Thu phí nhận ủy thác;
- Thu lãi tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội và ngân hàng thương mại;
- Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Download mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh 2025 chuẩn nhất? Mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh đơn giản thế nào?
- Mẫu đơn xin cấp lại giấy đăng ký kết hôn là mẫu nào? Được cấp lại giấy đăng ký kết hôn khi nào?
- Mẫu tờ trình đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng là mẫu nào?
- Mẫu bản luận tội của Viện kiểm sát tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự mới nhất? Tải mẫu bản luận tội?
- Nhóm sản phẩm xét tặng Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam? Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam được xét tặng bao nhiêu năm một lần?