Nguyên tắc áp dụng trong quan hệ quốc tế về tài nguyên nước được quy định thế nào? Việc hợp tác quốc tế trong quản lý và phát triển tài nguyên nước được thực hiện ra sao?
Nguyên tắc áp dụng trong quan hệ quốc tế về tài nguyên nước được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 66 Luật Tài nguyên nước 2012 quy định về nguyên tắc áp dụng trong quan hệ quốc tế về tài nguyên nước như sau:
Nguyên tắc áp dụng trong quan hệ quốc tế về tài nguyên nước
Nhà nước Việt Nam áp dụng những nguyên tắc sau đây trong việc điều tra cơ bản, bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, hợp tác quốc tế và giải quyết tranh chấp về nguồn nước liên quốc gia:
1. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích của các nước có chung nguồn nước;
2. Bảo đảm công bằng, hợp lý và phát triển bền vững trong khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia;
3. Không làm phương hại tới quyền và lợi ích của các nước có chung nguồn nước phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
4. Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và các điều ước quốc tế liên quan.
Theo đó, trong việc điều tra cơ bản, bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, hợp tác quốc tế và giải quyết tranh chấp về nguồn nước liên quốc gia thì Nhà nước Việt Nam áp dụng những nguyên tắc sau:
+ Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích của các nước có chung nguồn nước.
+ Bảo đảm công bằng, hợp lý và phát triển bền vững trong khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia.
+ Không làm phương hại tới quyền và lợi ích của các nước có chung nguồn nước phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
+ Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và các điều ước quốc tế liên quan.
Tài nguyên nước (Hình từ Internet)
Trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam đối với nguồn nước liên quốc gia được quy định thế nào?
Theo Điều 67 Luật Tài nguyên nước 2012 quy định về trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam đối với nguồn nước liên quốc gia như sau:
Trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam đối với nguồn nước liên quốc gia
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam liên quan đến nguồn nước liên quốc gia theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm theo dõi, giám sát, tổng hợp tình hình về các nguồn nước liên quốc gia, kịp thời báo cáo, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của Việt Nam.
3. Ủy ban nhân dân các cấp tại vùng biên giới có nguồn nước liên quốc gia chảy qua khi phát hiện những vấn đề bất thường về lưu lượng, mực nước, chất lượng của nguồn nước trên địa bàn phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Theo đó, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam liên quan đến nguồn nước liên quốc gia theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm theo dõi, giám sát, tổng hợp tình hình về các nguồn nước liên quốc gia, kịp thời báo cáo, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của Việt Nam.
Ủy ban nhân dân các cấp tại vùng biên giới có nguồn nước liên quốc gia chảy qua khi phát hiện những vấn đề bất thường về lưu lượng, mực nước, chất lượng của nguồn nước trên địa bàn phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp.
Và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Việc hợp tác quốc tế trong quản lý và phát triển tài nguyên nước được thực hiện ra sao?
Theo quy định tại Điều 68 Luật Tài nguyên nước 2012 về hợp tác quốc tế trong quản lý và phát triển tài nguyên nước như sau:
Hợp tác quốc tế trong quản lý và phát triển tài nguyên nước
1. Nhà nước Việt Nam mở rộng hợp tác với các nước, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế trong việc điều tra cơ bản, bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước, đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học về tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
2. Nhà nước Việt Nam khuyến khích, hợp tác trao đổi các thông tin có liên quan đến nguồn nước liên quốc gia; phối hợp nghiên cứu và lập quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia; phối hợp phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; tạo thuận lợi cho việc quản lý và thực hiện các dự án liên quan đến nguồn nước liên quốc gia.
3. Nhà nước Việt Nam chủ động tham gia các tổ chức quốc tế về tài nguyên nước và các tổ chức lưu vực sông quốc tế có liên quan tới Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác, khai thác, sử dụng và phát triển bền vững nguồn nước liên quốc gia.
Như vậy, Nhà nước Việt Nam mở rộng hợp tác với các nước, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế trong việc điều tra cơ bản, bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước, đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học về tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
Nhà nước Việt Nam khuyến khích, hợp tác trao đổi các thông tin có liên quan đến nguồn nước liên quốc gia; phối hợp nghiên cứu và lập quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia.
Và phối hợp phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; tạo thuận lợi cho việc quản lý và thực hiện các dự án liên quan đến nguồn nước liên quốc gia.
Đồng thời Nhà nước Việt Nam chủ động tham gia các tổ chức quốc tế về tài nguyên nước và các tổ chức lưu vực sông quốc tế có liên quan tới Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác, khai thác, sử dụng và phát triển bền vững nguồn nước liên quốc gia.
![Thư viện nhà đất](https://cdn.luatnhadat.vn/upload/bds/NLN/quoc-te.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/VMK/admm.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TN/081022/Hop-tac-quoc-te-ve-bien-phong.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/hop-tac-quoc-te.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTMH/28062024/do-dac-ban-to.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TT/270523/moi-truong-27-2.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/TV/230313/cong-nghiep-cong-nghe-thong-tin.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTT/lay-y-kien-hop-tac-quoc-te.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTT/chia-se-thong-tin.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTT/hop-tac-quoc-te.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/TXH/hop-tac-quoc-te.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Kế hoạch đầu tư công trung hạn được đánh giá với tần suất thế nào? Nội dung đánh giá kế hoạch đầu tư công trung hạn?
- Danh hiệu Cờ thi đua của Bộ Thông tin và Truyền thông được tặng cho tập thể nào trong ngành Thông tin và Truyền thông?
- Mẫu số 1C mẫu hồ sơ yêu cầu dịch vụ phi tư vấn 2025 theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT? Tải về mẫu số 1C?
- Dự án đầu tư công sử dụng vốn ODA phải lập đề xuất dự án khi nào? Nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn ODA?
- Hành lang an toàn đường bộ từ ngày 1/1/2025 như thế nào? Quản lý, sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ ra sao?