Nguồn phóng xạ kín được chế tạo dưới dạng nào? Cá nhân vận chuyển nguồn phóng xạ bằng đường bộ thì phải có trách nhiệm như thế nào?
Nguồn phóng xạ kín được chế tạo dưới dạng nào?
Nguồn phóng xạ kín được chế tạo dưới dạng nào, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 01/2019/TT-BKHCN thì nguồn phóng xạ kín là chất phóng xạ được kết cấu kín bằng lớp vỏ bọc có cấu trúc đặc biệt hoặc được chế tạo dưới dạng một khối rắn bảo đảm không cho chất phóng xạ thoát ra môi trường trong điều kiện làm việc bình thường và trong các trường hợp sự cố có thể xảy ra.
Như vậy, nguồn phóng xạ kín được chế tạo dưới dạng một khối rắn bảo đảm không cho chất phóng xạ thoát ra môi trường trong điều kiện làm việc bình thường và trong các trường hợp sự cố có thể xảy ra.
Nguồn phóng xạ kín được chế tạo dưới dạng nào? (Hình từ Internet)
Các mức an ninh nguồn phóng xạ áp dụng với nguồn phóng xạ nào?
Các mức an ninh nguồn phóng xạ áp dụng với nguồn phóng xạ được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 01/2019/TT-BKHCN như sau:
Mức an ninh nguồn phóng xạ
1. Căn cứ vào mức độ nguy hiểm của các nguồn phóng xạ và nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra cho con người, môi trường, yêu cầu bảo đảm an ninh được chia thành 4 mức A, B, C và D, trong đó mức an ninh A tương ứng với nhóm nguồn phóng xạ có mức độ nguy hiểm và nguy cơ tiềm ẩn cao nhất, mức an ninh D tương ứng với nhóm nguồn phóng xạ có mức độ nguy hiểm và nguy cơ tiềm ẩn thấp nhất.
2. Các mức an ninh A, B, C và D tương ứng với các nhóm nguồn phóng xạ được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 6:2010/BKHCN về An toàn bức xạ - Phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ ban hành kèm theo Thông tư số 24/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ:
a) Mức an ninh A áp dụng đối với các nguồn phóng xạ nhóm 1;
b) Mức an ninh B áp dụng đối với các nguồn phóng xạ nhóm 2;
c) Mức an ninh C áp dụng đối với các nguồn phóng xạ nhóm 3;
d) Mức an ninh D áp dụng đối với các nguồn phóng xạ nhóm 4, nhóm 5.
Như vậy, theo quy định trên thì các mức an ninh nguồn phóng xạ áp dụng với nguồn phóng xạ như sau:
- Mức an ninh A áp dụng đối với các nguồn phóng xạ nhóm 1;
- Mức an ninh B áp dụng đối với các nguồn phóng xạ nhóm 2;
- Mức an ninh C áp dụng đối với các nguồn phóng xạ nhóm 3;
- Mức an ninh D áp dụng đối với các nguồn phóng xạ nhóm 4, nhóm 5.
Cá nhân vận chuyển nguồn phóng xạ bằng đường bộ thì phải có trách nhiệm như thế nào?
Cá nhân vận chuyển nguồn phóng xạ bằng đường bộ thì phải có trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 01/2019/TT-BKHCN như sau:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong vận chuyển nguồn phóng xạ
1. Tổ chức, cá nhân vận chuyển nguồn phóng xạ bằng đường bộ, đường sắt, và đường thủy nội địa có trách nhiệm:
a) Tuân theo các quy định về vận chuyển an toàn hàng hóa nguy hiểm theo quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
b) Xây dựng và thực hiện Kế hoạch bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ trong quá trình vận chuyển theo Mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tổ chức, cá nhân vận chuyển nguồn phóng xạ bằng đường hàng không có trách nhiệm tuân theo các quy định về vận chuyển an toàn hàng hóa nguy hiểm bằng đường hàng không theo quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3. Trường hợp xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển nguồn phóng xạ, tổ chức, cá nhân phải:
a) Áp dụng các biện pháp ứng phó kịp thời, điều tra nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục;
b) Trong vòng 08 giờ kể từ khi phát hiện sự cố: thông báo cho Cục An toàn,bức xạ và hạt nhân, Cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố và Cơ quan Công an nơi gần nhất bằng văn bản hoặc fax hoặc qua điện thoại;
c) Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi phát hiện sự cố: gửi báo cáo bằng văn bản cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố và Cơ quan Công an gần nhất. Báo cáo phải trình bày rõ nguyên nhân, diễn biến sự việc, các biện pháp ứng phó đã được áp dụng, hậu quả, các biện pháp khắc phục hậu quả sẽ được áp dụng và kế hoạch thực hiện để tránh xảy ra sự việc tương tự.
Như vậy, theo quy định trên thì cá nhân vận chuyển nguồn phóng xạ bằng đường bộ thì phải có trách nhiệm sau:
- Tuân theo các quy định về vận chuyển an toàn hàng hóa nguy hiểm theo quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Xây dựng và thực hiện Kế hoạch bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ trong quá trình vận chuyển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?