Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
Nguồn phát thải khí nhà kính là gì?
Theo Điều 3 Thông tư 13/2024/TT-BXD quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Toà nhà là các tòa nhà thương mại, dịch vụ được nêu tại Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg.
2. Phát thải khí nhà kính là hoạt động giải phóng khí nhà kính vào trong khí quyển.
3. Nguồn phát thải khí nhà kính là nơi xảy ra các quá trình vật lý, hóa học gây phát thải khí nhà kính hoặc các hoạt động sử dụng điện hoặc nhiệt trong sản xuất, vận hành có nguồn gốc liên quan đến nhiên liệu hoá thạch.
4. Số liệu hoạt động là số liệu định lượng của các loại nhiên liệu, vật chất sử dụng tại nguồn phát thải khí nhà kính.
5. Năm cơ sở là thời điểm quy định để thu thập số liệu hoạt động, tính toán mức phát thải khí nhà kính của quốc gia, lĩnh vực hoặc cơ sở.
6. VILAS là hệ thống công nhận phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn của Việt Nam, phù hợp tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005.
Như vậy, nguồn phát thải khí nhà kính là nơi xảy ra các quá trình vật lý, hóa học gây phát thải khí nhà kính hoặc các hoạt động sử dụng điện hoặc nhiệt trong sản xuất, vận hành có nguồn gốc liên quan đến nhiên liệu hoá thạch.
Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì? (hình từ internet)
Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
Theo Điều 7 Thông tư 13/2024/TT-BXD quy định như sau:
Xác định phạm vi kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực
1. Kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực cho các hoạt động sau:
a) Quá trình công nghiệp trong sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, vôi, kính xây dựng và vật liệu xây dựng khác);
b) Tiêu thụ năng lượng trong xây dựng (sản xuất vật liệu xây dựng và toà nhà).
2. Nguồn phát thải khí nhà kính từ quá trình công nghiệp trong sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm phát thải từ quá trình nung nguyên liệu có chứa gốc cacbonat (-CO3).
3. Nguồn phát thải từ tiêu thụ năng lượng trong xây dựng bao gồm phát thải từ sử dụng nhiên liệu cho quá trình đốt nhiên liệu và sử dụng điện.
4. Thời gian thu thập số liệu hoạt động: từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của kỳ kiểm kê.
5. Loại khí nhà kính được kiểm kê: CO2, CH4, N2O.
Như vậy, nguồn phát thải khí nhà kính từ quá trình công nghiệp trong sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm phát thải từ quá trình nung nguyên liệu có chứa gốc cacbonat (-CO3).
Ngoài ra, kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực cho các hoạt động sau:
- Quá trình công nghiệp trong sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, vôi, kính xây dựng và vật liệu xây dựng khác);
- Tiêu thụ năng lượng trong xây dựng (sản xuất vật liệu xây dựng và toà nhà).
Nguồn phát thải khí nhà kính có sự thay đổi có phải tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở không?
Theo Điều 24 Thông tư 13/2024/TT-BXD quy định như sau:
Tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
1. Việc tính toán lại kết quả kiểm kê phát thải khí nhà kính cấp cơ sở nhằm nâng cao độ chính xác, minh bạch và được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Có sự thay đổi về phạm vi, ranh giới hoạt động dẫn tới thay đổi về các nguồn phát thải và số liệu hoạt động của cơ sở;
b) Có sự thay đổi về nguồn phát thải khí nhà kính do sự thay đổi quyền sở hữu, vận hành của cơ sở;
c) Có sự thay đổi trong phương pháp tính toán phát thải và áp dụng hệ số phát thải;
d) Có sự thay đổi, cập nhật số liệu hoạt động nhằm cải thiện độ chính xác của dữ liệu dẫn đến sự thay đổi trên 10% so với kết quả kiểm kê khí nhà kính đã được cơ sở báo cáo.
2. Cơ sở có trách nhiệm bổ sung nội dung tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính của kỳ kiểm kê trước vào trong Báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở của kỳ báo cáo.
Như vậy, trong trường hợp có sự thay đổi về nguồn phát thải khí nhà kính do sự thay đổi quyền sở hữu, vận hành của cơ sở thì phải tính toán lại kết quả kiểm kê phát thải khí nhà kính cấp cơ sở nhằm nâng cao độ chính xác, minh bạch
Ngoài ra, việc tính toán lại kết quả kiểm kê phát thải khí nhà kính cấp cơ sở nhằm nâng cao độ chính xác, minh bạch và được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Có sự thay đổi về phạm vi, ranh giới hoạt động dẫn tới thay đổi về các nguồn phát thải và số liệu hoạt động của cơ sở;
- Có sự thay đổi trong phương pháp tính toán phát thải và áp dụng hệ số phát thải;
- Có sự thay đổi, cập nhật số liệu hoạt động nhằm cải thiện độ chính xác của dữ liệu dẫn đến sự thay đổi trên 10% so với kết quả kiểm kê khí nhà kính đã được cơ sở báo cáo.
Lưu ý: Thông tư 13/2024/TT-BXD có hiệu lực từ 05/2/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?
- Phụ lục Các nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo Thông tư 10? Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng?