Nguồn ngân sách bảo đảm cho hoạt động đối ngoại biên phòng được quy định thế nào? Việc chi cho hoạt động đối ngoại biên phòng gồm những nội dung chi nào?
Hoạt động đối ngoại biên phòng gồm những nội dung nào?
Theo Điều 4 Nghị định 89/2009/NĐ-CP quy định về nội dung hoạt động đối ngoại biên phòng như sau:
Nội dung hoạt động đối ngoại biên phòng
1. Thực hiện và tham gia đàm phán, trao đổi, hội đàm định kỳ hoặc đột xuất với các cơ quan hữu quan tương ứng của nước láng giềng về tình hình thực hiện Hiệp định về Quy chế biên giới, các Thỏa thuận về công tác biên phòng; hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới, tình hình an ninh, trật tự; phòng chống thiên tai, dịch bệnh…. ở khu vực biên giới, cửa khẩu và giải quyết các vụ việc liên quan đến hai bên biên giới thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và tập quán quốc tế.
2. Phối hợp với lực lượng bảo vệ biên giới nước láng giềng trong quản lý, bảo vệ biên giới và hệ thống mốc quốc giới, giữ gìn an ninh, trật tự khu vực biên giới, cửa khẩu; kịp thời phát hiện, giải quyết có hiệu quả hoạt động xâm canh, xâm cư, vượt biên trái phép, ngăn chặn, đấu tranh chống buôn lậu, mua bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, chất ma túy, cướp, buôn bán người qua biên giới, hoạt động rửa tiền, khủng bố, các tội phạm khác và các hoạt động tuyên truyền kích động gây rối an ninh, chia rẽ quan hệ hữu nghị, đoàn kết giữa chính quyền và nhân dân hai bên biên giới.
3. Trao trả, tiếp nhận người, tang vật, phương tiện vi phạm Hiệp định về Quy chế biên giới.
4. Tiếp xúc, gặp gỡ nhân viên, cán bộ của lực lượng bảo vệ biên giới nước láng giềng hoặc thăm viếng xã giao theo quy định.
5. Thực hiện các hoạt động đối ngoại biên phòng khác.
Theo đó, hoạt động đối ngoại biên phòng gồm những nội dung được quy định tại Điều 4 nêu trên.
Trong đó có nội dung thực hiện và tham gia đàm phán, trao đổi, hội đàm định kỳ hoặc đột xuất với các cơ quan hữu quan tương ứng của nước láng giềng về tình hình thực hiện Hiệp định về Quy chế biên giới, các Thỏa thuận về công tác biên phòng.
Và hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới, tình hình an ninh, trật tự; phòng chống thiên tai, dịch bệnh…. ở khu vực biên giới, cửa khẩu và giải quyết các vụ việc liên quan đến hai bên biên giới thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và tập quán quốc tế.
Nguồn ngân sách bảo đảm cho hoạt động đối ngoại biên phòng được quy định thế nào? Việc chi cho hoạt động đối ngoại biên phòng gồm những nội dung chi nào? (Hình từ Internet)
Nguồn ngân sách bảo đảm cho hoạt động đối ngoại biên phòng được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 89/2009/NĐ-CP quy định về nguồn ngân sách bảo đảm như sau:
Nguồn ngân sách bảo đảm
1. Ngân sách nhà nước bảo đảm cho hoạt động đối ngoại biên phòng.
2. Ngân sách khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, nguồn ngân sách bảo đảm cho hoạt động đối ngoại biên phòng gồm ngân sách nhà nước bảo đảm cho hoạt động đối ngoại biên phòng và ngân sách khác theo quy định của pháp luật.
Việc chi cho hoạt động đối ngoại biên phòng gồm những nội dung chi nào?
Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 89/2009/NĐ-CP về nội dung chi hoạt động đối ngoại biên phòng như sau:
Nội dung chi hoạt động đối ngoại biên phòng
1. Nội dung chi:
a) Chi tiếp đoàn ra, đoàn vào làm việc theo kế hoạch đối ngoại biên phòng;
b) Đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện phục vụ hoạt động đối ngoại biên phòng;
c) Tổ chức hội nghị, hội thảo;
d) Tặng phẩm;
đ) Đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành;
e) Công tác xây dựng hồ sơ lưu trữ;
g) Các hoạt động đối ngoại liên quan khác.
2. Mức chi cụ thể thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng ngân sách theo quy định hiện hành của pháp luật.
Như vậy, việc chi cho hoạt động đối ngoại biên phòng gồm chi tiếp đoàn ra, đoàn vào làm việc theo kế hoạch đối ngoại biên phòng.
Và chi đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện phục vụ hoạt động đối ngoại biên phòng.
Đồng thời việc chi cho hoạt động đối ngoại biên phòng cũng bao gồm chi tổ chức hội nghị, hội thảo; tặng phẩm; đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành.
Nội dung chi cũng gồm chi công tác xây dựng hồ sơ lưu trữ và các hoạt động đối ngoại liên quan khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?