Nguồn lực hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai từ đâu?
- Nguồn lực hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai từ đâu?
- Nguyên tắc hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương được quy định như thế nào?
- Trách nhiệm thực hiện hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai được quy định như thế nào?
Nguồn lực hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai từ đâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 9/2025/NĐ-CP quy định nguồn lực hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai gồm:
- Ngân sách trung ương.
- Ngân sách địa phương.
- Các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Nguồn lực hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai từ đâu? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 9/2025/NĐ-CP quy định nguyên tắc hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương như sau:
- Các địa phương nhận bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách trung ương: ngân sách trung ương hỗ trợ 80% mức ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 9/2025/NĐ-CP.
- Các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 20% trở xuống: ngân sách trung ương hỗ trợ 70% mức ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 9/2025/NĐ-CP.
- Các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ trên 20% đến 60%: ngân sách trung ương hỗ trợ 50% mức ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 9/2025/NĐ-CP.
- Các địa phương còn lại do ngân sách địa phương đảm bảo.
- Tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 7 Nghị định 9/2025/NĐ-CP được xác định theo Nghị quyết của Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương hằng năm.
Lưu ý:
- Trường hợp phần ngân sách địa phương đảm bảo tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 7 Nghị định 9/2025/NĐ-CP vượt quá nguồn lực của địa phương gồm: các nguồn tài chính hợp pháp khác quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định 9/2025/NĐ-CP, 50% dự toán dự phòng ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm và 70% số dư đầu năm Quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh thì ngân sách trung ương sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch để các tỉnh, thành phố có đủ nguồn lực để thực hiện.
- Ngân sách trung ương đảm bảo kinh phí hỗ trợ cho các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hoạt động trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, sản xuất muối bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật theo mức tối đa quy định tại Nghị định 9/2025/NĐ-CP.
Trách nhiệm thực hiện hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 9/2025/NĐ-CP quy định trách nhiệm thực hiện hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai được quy định như sau:
(1) Trình tự, trách nhiệm thực hiện việc hỗ trợ sản xuất nông nghiệp đối với các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
(2) Trình tự, trách nhiệm thực hiện việc hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật trừ trường hợp thực hiện việc hỗ trợ đối với các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập Tổ kiểm tra phối hợp với cơ sở sản xuất tiến hành thống kê, đánh giá mức độ thiệt hại báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết.
+ Tổ kiểm tra bao gồm đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện một số tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương, đại diện thôn, tổ dân phố. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định mời đại diện Ủy ban nhân dân cấp huyện tham gia Tổ kiểm tra. Tổ kiểm tra thực hiện phối hợp với cơ sở sản xuất tổ chức thống kê, đánh giá mức độ thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ cụ thể báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã.
+ Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện theo biểu mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 9/2025/NĐ-CP.
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
+ Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định và quyết định hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo thẩm quyền hoặc tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo biểu mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 9/2025/NĐ-CP.
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
+ Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và bố trí ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để đáp ứng kịp thời nhu cầu hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật theo quy định tại Nghị định 9/2025/NĐ-CP.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thời hạn tối đa là bao lâu? Hồ sơ đề nghị cấp gồm giấy tờ nào?
- Công chức bị khiển trách thì thời gian nâng lương sẽ bị kéo dài bao lâu? Công chức bị khiển trách trong các trường hợp nào?
- Dịch vụ tư vấn trong đấu thầu bao gồm những hoạt động gì? Điều kiện xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn như thế nào?
- Truyện truyền thuyết là gì lớp 6? Đặc điểm của truyện truyền thuyết? Giáo viên chủ nhiệm được cho phép học sinh nghỉ học 3 ngày liên tục?
- Sáp nhập Vĩnh Phúc Phú Thọ Hoà Bình: Diện tích sau sáp nhập Vĩnh Phúc Phú Thọ Hoà Bình là bao nhiêu?